Mã tài liệu: 26556
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file: 574 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của nước ta, nó đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, mặt khác nó cũng làm cho mức độ canh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn do phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, làm thế nào để tồn tại, đứng vững và phát triển được trên thị trường. Để làm được những điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một chiến lược kinh doanh toàn diện để thích ứng với những biến động từ môi trường, xác định được những điều mà doanh nghiệp cần đạt tới, những công việc mà doanh nghiệp cần phải làm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty CPTM dược phẩm Thái Bình Dương, tác giả nhận thấy công ty là một doanh nghiệp nhỏ mới thàng lập trong khoảng thời gian chưa lâu nên vấn đề cấp thiết đặt ra cho công ty là cần có chỗ đứng và trụ vững được trên thị trường. Công ty cần xây dựng một chiến lược thâm nhập thị trường để có thể giải quyết được vần đề trên. Tuy nhiên đây là vấn đề mà công ty còn chưa chú trọng nghiên cứu, thực tế còn nhiều tồn tại khi công ty chưa có hoạch định chiến lược cụ thể rõ ràng. Do đó hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường cho công ty càng trở cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngành Công nghiệp dược có tốc độ tăng trưởng khá cao, theo thống kê của IMS Health, tổng doanh số ngành dược thế giới năm 2008 đạt 773 tỷ USD, tăng trưởng thuần 4.8%. Đây là mức tăng trưởng nổi trội so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới và nhiều nhóm ngành khác. Doanh thu ngành dược năm 2009 đạt 760 tỷ USD, giảm 1,68% so với năm 2008. Thị trường dược ở một số thị trường chủ chốt như châu Âu và Mỹ đang có dấu hiệu bão hòa, ngược lại, ngành công nghiệp dược của các nước đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh,.. vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đây là các nước phát triển loại thuốc generic, dân số đông, thu nhập trên mỗi đầu người không ngừng tăng lên.
Khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Tốc độ tăng trưởng ngành dược trong nước 3 năm trở lại đây trung bình từ 15-18% khoảng 1,75 tỷ USD.
Qua 3 năm hoạt động mức doanh thu của công ty CPTM dược phẩm Thái Bình Dương đều tăng, cụ thể năm 2008 doanh thu đạt 13437 triệu đồng, doanh thu năm 2009 tăng 776 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ 5,8%, doanh thu năm 2010 tăng 1355 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ 9,5%. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 là 5,2% năm 2010 là 5,4%. Như vậy tốc độ tăng trưởng của công ty thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của ngành dược trong nước và thế giới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1339
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 2783
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 4934
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16