Mã tài liệu: 208991
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,100 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau gần 17 năm tham gia thị trường thế giới, năm 2005 đánh dấu bước phát triển kỷ lục của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, với lượng gạo xuất khẩu lên đến 5,2 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2004. Tính đến nay, mặt hàng gạo là mặt hàng đứng ở vị trí thứ bảy trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước, sau dầu thô, dệt may, da giầy, thủy sản, sản phẩm gỗ và linh kiện điện tử.
Hiện nay, thị trường gạo đang rơi vào tình trạng cầu vượt quá cung do Thái Lan - cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới đang giảm lượng gạo xuất khẩu (do sản lượng thóc của nước này giảm sút và giá tăng làm gạo giảm sức cạnh tranh). Đồng thời, ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần vào cuối năm 2004 tại một số nước Nam Á và Đông Nam Á càng làm cho nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước này tăng mạnh. Chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phát triển mạnh mẽ.
Tham gia vào hoạt động kinh doanh từ năm 1976, đến nay công ty Angimex đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong ngành kinh doanh gạo (đây là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty). Hiện nay công ty đang trên đà phát triển ổn định và là đơn vị đi đầu trong việc góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Sự tăng trưởng mạnh của ngành kinh doanh gạo đã đem lại cho công ty Angimex nhiều cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt hơn không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế.
Do vậy, để giúp công ty Angimex phát triển bền vững, giữ được vị trí cạnh tranh lâu dài trên thương trường và giữ vững vai trò là đơn vị tiên phong trong ngành kinh doanh gạo, tác giả quyết định chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex giai đoạn 2006 - 2010”
2. Mục tiên nghiên cứu
Sự gia tăng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong những năm qua đã cho thấy tiềm năng phát triển lớn của các doanh nghiệp kinh doanh gạo. Tuy nhiên, công ty Angimex đang đứng trong bối cảnh mất ổn định của thị trường và sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, khi chọn đề tài này tôi mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong công ty, đồng thời xác định được các cơ hội, các đe dọa chủ yếu quyết định đến khả năng phát triển và thành công của công ty trong tương lai.
- Xây dựng các lựa chọn chiến lược và chọn ra các chiến lược phù hợp.
- Đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện thành công các chiến lược đã dề ra.
Mục tiêu cuối cùng của đề tài là nhằm tạo cho công ty có một thế mạnh vững chắc trên thị trường, có điều kiện tận dụng tốt nhất các cơ hội hiện có và ngày càng vươn xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo trong nước và trên thế giới.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Lĩnh vực hoạt động của công ty hiện nay rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều mảng: xuất khẩu gạo, kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tác giả chỉ tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho bộ phận kinh doanh gạo của công ty Angimex từ năm 2006 đến năm 2010.
Đối với phần phân tích môi trường, do thời gian có hạn và thông tin thu thập rất khó khăn nên tác giả sẽ không đi sâu vào phân tích từng thị trường lớn mà chỉ phân tích những nét chủ yếu, những đặc điểm chính của thị trường. Còn về đối thủ cạnh tranh chỉ phân tích hai đối thủ cạnh tranh nội địa điển hình của công ty gồm: một công ty có kênh phân phối nội địa khá và một công ty có kênh phân phối nội địa yếu. Riêng các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì do thông tin tản mạn và không đầy đủ nên sẽ không phân tích sâu từng công ty nước ngoài mà chỉ nói về tình hình cạnh tranh chung của các nước.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
Đề tài được thực hiện chủ yếu thông qua việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp, bên cạnh đó cũng có một số dữ liệu sơ cấp, cụ thể như sau:
+ Dữ liệu thứ cấp: được cập nhật qua các bảng báo cáo tài chính của công ty, qua sách, báo, tạp chí, Cục thống kê, và một số trang web: [URL="http://www.angiang.gov.vn;"]www.angiang.gov.vn; sonongnghiep.angiang.gov.vn; [URL="http://www.angimex.com.vn"]www.angimex.com.vn .
Riêng các dữ liệu về đối thủ cạnh tranh thì được thu thập thông qua các luận văn khóa trước, qua internet và qua nguồn thông tin từ các bạn đang thực tập tại công ty đó.
+ Dữ liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp Giám đốc, Phó giám đốc công ty, các nhân viên phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh và các bộ phận khác có liên quan. Đồng thời cũng tiến hành họp nhóm để lấy ý kiến chung về mức độ quan trọng của các yếu tố trong các ma trận và lựa chọn các chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu.
Các dữ liệu sau khi thu thập thì được tiến hành xử lý bằng các biện pháp thống kê đơn giản, phương pháp tổng hợp, so sánh và tính toán các chỉ số tài chính để làm cơ sở hoàn thành chuyên đề. Đồng thời còn sử dụng ma trận SWOT để đề ra các chiến lược có thể chọn lựa cho công ty.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: dùng công cụ thống kê để tập hợp các tài liệu, số liệu từ công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp phân tích tài chính: dựa vào các báo cáo tài chính của công ty để tính toán các tỷ số tài chính. Từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động và sức mạnh tài chính của công ty.
- Ma trận SWOT: dùng công cụ này để kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty với các cơ hội, đe dọa bên ngoài. Từ đó làm căn cứ quan trọng để xác định các chiến lược cho công ty.
5. Kết cấu luận vănChương 1: MỞ ĐẦU
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX
Chương 4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY AGIMEX
Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO LĨNH VỰC KINH DOANH GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Chương 6: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17