Mã tài liệu: 56966
Số trang: 36
Định dạng: docx
Dung lượng file: 266 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Nước ta hiện nay là một quốc gia vừa thoát khỏi chiến tranh chưa lâu, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã tiến hành công nghiệp hoá và phát triển trước chúng ta hàng chục năm, thậm trí tới hàng thế kỷ. Để rút ngắn khoảng cách này với các nước phát triển và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, yêu cầu cấp thiết đặt ra với đất nước chúng ta là phải tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như chúng ta đã biết con người là chìa khoá của mọi vấn đề, cũng như vậy, đối với công nghiệp hoá - hiện đại hoá, con người đóng vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do đó vấn đề phát triển con người để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một vấn đề cấp thiết, cần được các cấp các nghành quan tâm và nghiên cứu.
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử Triết học, con người luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà Triết học. Tuỳ vào cách quan niệm về vai trò và vị trí của con người trong xã hội mà triết học được phân chia thành các trường phái, chủ nghĩa…Ở nước ta, việc nghiên cứu về con người đã được tiến hành khá lâu với nhiều công trình khoa học, các công trình này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về con người, phần nào đáp ứng được yêu cầu đối với công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên cũng có nhiều những quan điểm khác nhau về vai trò của nhân tố con người trong các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất của cải vật chất. Vì vậy, phát huy được nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá đang là nhiệm vụ cấp bách. Có thể nói, trong thời đại hiện nay, đối với bất cứ quốc gia nào, việc xác định một cách đúng đắn và huy động có hiệu quả những nguồn lực có thể huy động, đều được coi là điều có ý nghĩa to lớn dối vời việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nước ta, khi chiến lược phát triển đất nước được xác định là “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”, thì vấn đề xác định đúng và huy động có hiệu quả những nguồn lực vốn có và có thể tạo ra trong tiến trình phát triển ngày càng trở nên hết sức quan trọng.
Đảng đã khẳng định: một đất nước với 80 triệu dân trong dó có tới khoảng 40 triệu người trong độ tuổi lao động, đó là một lợi thế to lớn, một nguồn lực mạnh mẽ cho phát triển. “Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ…đó là nguồn lực quan trọng nhất”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: "Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. Từ nay đến nǎm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp"
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình cải biến sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Ở nước ta, đó là quá trình chuyển đổi xã hội nông nghiệp phân tán, lạc hậu, dựa trên cơ sở sản xuất thủ công là chính sang một nền sản suất công nghiệp gắn với thị trường trong nước và quốc tế dựa trên cơ sở của những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đơn giản chỉ là thay đổi công nghệ, kỹ thuật, thay đổi cách thức và phương pháp quản lý mà là cả một quá trình cải biến kinh tế - xã hội lâu dài và gắn liền với sự biến đổi tâm lý, vǎn hoá của một dân tộc. Chuyển đổi mô hình vǎn hoá nông nghiệp sang mô hình vǎn hoá công nghiệp là một cuộc cách mạng "kép", vừa làm thay đổi trong lĩnh vực sản xuất vật chất, vừa làm thay đổi ý thức, tâm lý, tập quán, lối sống của cộng đồng. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải con ngựa chiến mà ai cưỡi lên nó cũng sẽ đi đến đích. Thành công hay thất bại của quá trình này còn phụ thuộc vào môi trường vǎn hoá, phụ thuộc vào bản lĩnh và bản sắc vǎn hoá của các quốc gia, các dân tộc, phụ thuộc vào chính nguồn lực nội sinh của dân tộc đó.
Như vậy, với một nước mà cho tới nay vẫn còn trong tình trạng của một nước nghèo lạc hậu, để mau chóng thoát khỏi tình trạng đó, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước có cùng hoàn cảnh trong khu vực, chúng ta không còn con đường nào khác ngoài công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Song để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến thành công, chúng ta không chỉ dựa vào nguồn lực tự nhiên vốn có, mà trước hết và trên hết phải dựa vào nguồn lực tự nhiên vốn có, mà trước hến phải dựa vào đội ngũ những người lao động – “nguồn lực quan trọng nhất” mà chúng ta có được. Đảng ta đã chỉ rõ quá trình công nghiệp hoá phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn vốn.
- Nguồn khoa học và công nghệ.
- Nguồn lực con người (trong sản xuất và quản lý).
Trong đó nguồn lực con người là chìa khoá của mọi chìa khoá. Mọi nguồn lực khác chỉ có ý nghĩa khi được trao vào tay cá nhân và cộng đồng có vǎn hoá. Trình độ vǎn hoá của người sản xuất phụ thuộc vào thể lực, tri thức, kỹ nǎng, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp. Không thể xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại nếu không chuẩn bị tiềm lực trí tuệ, thể lực, đạo đức và phẩm chất phản ánh chất lượng của đội ngũ lao động xã hội.
Như vậy, nghiên cứu “vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta trong giai đoạn hiện nay” là một việc hết sức quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do còn có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy xem xét và cho những đánh giá đúng đắn nhất.
Đề tài gồm 3 phần chính sau:
1. Cơ sơ của đề tài.
2. Việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
3. Giải pháp huy nguồn lực con người phuc vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17