Mã tài liệu: 56837
Số trang: 27
Định dạng: docx
Dung lượng file: 370 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Trước ngưỡng cửa của nền kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh, việc phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta. Đó là một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của một nước thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do sự tồn tại của các loại hình sở hữu: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân tư bản mà đã hình thành nên nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này tồn tại một cách độc lập tương đối, có bản chất riêng có của nó nhưng chúng cùng hoạt động kinh doanh trong một môi trường chung, cùng chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau và các quy luật thị trường. Nhưng bản chất riêng có đã tạo cho mỗi thành phần kinh tế một đặc trưng và những quy luật phát triển nhất định. Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác, những thành phần kinh tế đó với tư cách là những đơn vị sản xuất hàng hóa đều đóng góp vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế, trong đó ta không thể không nói đến thành phần kinh tế tư nhân.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, kinh tế tư nhân đang bộc lộ rõ vai trò, vị trí quan trọng cũng như tính năng động, hiệu quả của mình.
Tại Đại hội VI (1986) của Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta đã được thừa nhận. Nhờ có chủ trương sáng suốt của Đảng và Nhà nước mà thành phần kinh tế tư nhân nước ta liên tục phát triển, đóng góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế- xã hội suốt những năm đổi mới.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì, nhất quán thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại của năm thành phần kinh tế trong đó khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lại. Bằng những phân tich dẫn chứng trên đã minh chưng rõ khu vực kinh tế tư nhân đem lại cho nền kinh tế những bước tiến phát triển mới. Với sự chỉ đạo tài tình của Đảng và nhà nước, song song cùng phát triển với các thành phần kinh tế khác, khu vực kinh tế tư nhân được bảo trợ và không ngừng lớn mạnh đóng góp ngày càng tăng cho GĐP của đất nước cũng như công nghệ và trình độ khoa học tiên tiến. Chăm lo đến khu vực kinh tế tư nhân là việc làm cần thiết mà Đảng và Nhà nước cần có nhưng chính sách, pháp luật phù hợp để khai thác hiệu quả khu vực kinh tế này hiện tại và tương lai.
Đề tài gồm 3 phần sau:
A. Lời mở đầu.
B. Nội dung.
C. Kết luận.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem