Mã tài liệu: 119917
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế Việt nam từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Dệt may là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hường xuất khẩu của đất nước, là một trong những nỗ lực của Việt nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Công nghiệp dệt may là ngành xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn đầu phát triển của đất nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này sẽ mở đường cho sự xuất hiện một chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu và ngược lại, nếu không thành công nó sẽ tác động trở ngại đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ với tư cách là nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính mà còn vì sự tăng trưởng của ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế một cách tổng hợp hơn.
Hiện nay, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và có nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp trở nên mong manh, không thể trông chờ vào sự trợ giúp bên ngoài hay chỉ tính từng bước đi ngắn mà doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một hướng đi chiến lước lâu dài vững chắc. Với các doanh nghiệp sản xuất thì khâu tiêu thụ có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Tiêu thụ là quá trình hoạt động của doanh nghiệp là cho sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường. Điều đó có nghĩa là làm cho người tiêu dùng chấp nhận tự nguyện sản phẩm của mình. Nhưng vấn đề cốt lõi không phải là người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm một lần mà là nhiều lần, không nhất thời mà là mãi mãi. Cuộc chạy đua trên thị trường tiêu thụ sản phẩm không có đích cuối cùng, ai dừng người đó sẽ thua cuộc nên các doanh nghiệp đều phải nỗ lực hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm.
Để phát triển, vấn đề đặt ra cho ngành dệt may là phải hoàn thiện dần công tác tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn. Kết thúc giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế, thách thức hiện nay đối với ngành dệt may Việt nam là phải tăng xuất khẩu rộng rãi đồng thời phải khai thác tốt thị trường nội địa. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua có không ít những khó khăn cho ngành dệt may, do đó vấn đề tiêu thụ, khai thác thị trường lại được quan tâm hơn cả mà trong đó xuất khẩu được xem xét nhiều hơn.
Kết cấu đề tài là:
Chương I : Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng tiêu thụ sản phẩm dệt may
Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem