Mã tài liệu: 57910
Số trang: 92
Định dạng: docx
Dung lượng file: 418 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động xuất khẩu về cơ bản chính là hợp đồng mua bán quốc tế( là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng). Hoạt động này diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian và thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra một trong hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Như chúng ta đã biết rằng, hoạt động xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn vị của quốc gia đó, mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Do vậy hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đó chính là hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Xét trên góc độ vĩ mô của nền kinh tế thì hoạt động xuất khẩu phải song song với hoạt động nhập khẩu, nhằm tác động và hỗ trợ lẫn nhau, điều hoà sự phát triển của nền kinh tế. ở Việt Nam hoạt động xuất khẩu chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày... ngành nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, lạc, điều, cao su. Hoạt động xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một số mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng sinh hoạt mà nước ta chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như ô tô xe máy, hàng điện tử. Như vậy ngoài những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, hoạt động xuất khẩu có vai trò to lớn với bản thân các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế, điều đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của đơn vị kinh doanh. Vì vậy về cơ bản mục tiêu hoạt động của bất kỳ tổ chức nào cũng đều là lợi nhuận, trên thực tế đối với một doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì lợi nhuận đạt được chính là nhờ một phần vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì thực chất hay mục đích của xuất khẩu hàng hoá đối với một doanh nghiệp này là thực hiện giá trị hàng hoá, giá trị thặng dư thông qua các hành vi mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của mình trong đó hoạt động kinh doanh xuất khẩu là trọng tâm.
Thứ hai: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với đời sống của những người tham gia vào các nghiệp vụ của quá trình này tức là cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Chẳng hạn như đối với nước ta, kể từ khi doanh nghiệp nhà nước được giao quyền tự chủ, họ phải tự hạch toán chi phí kinh doanh, tự phân phối kết quả kinh doanh, quyền lợi của người lao động gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp. Do vậy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp không chỉ giúp cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi nhuận mà còn nhằm đảm bảo đời sống, vật chất, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả kinh doanh của doanh nhgiệp không chỉ đầu tư trở lại doanh nghiệp mà còn phát triển quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ công đoàn... cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đồng nghĩa với điều kiện được cải thiện thu nhập được tăng thêm.
Thứ ba: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp có vai trò tro lớn làm tăng thế lực, uy tín cho doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hoá giúp cho doanh nghiệp không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận mà còn giúp cho doanh nghiệp lớn mạnh tạo vị thế và uy tín trên thị trường. Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh xuất khẩu mang lại cho phép doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, tạo nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động xúc tiến thâm nhập các thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh.
Như vậy hoạt động xuất khẩu hàng hoá có vai trò rất to lớn, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, những tác dụng của hoạt động này được nêu ra ở trên càng khẳng định sự cần thiết cho xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
Nội dung bài gồm 3 phần chính sau:
Phần I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty xuấtnhập khẩu intimex.
Phần III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1736
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16