Mã tài liệu: 218558
Số trang: 103
Định dạng: doc
Dung lượng file: 407 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Chương I
Một số vấn đề lý luận liên quan đến đổi mới chính sách thương mại của Việt Nam
I. Sự cần thiết phải đổi mới chính sách thương mại
1. Đặc điểm của kinh tế Việt Nam
Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có thêm thế và lực để bước vào giai đoạn phát triển mới. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn như nhịp độ phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, kiềm chế và đầy lùi được nạn siêu lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng Việt Nam vẫn đang còn là một nước nông nghiệp, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu. Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa cao. Nhà nước còn quản lý rất chặt chẽ nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, bưu điện, điện lực Những tệ nạn như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương còn nặng và phổ biến.
Tuy nhiên khó khăn còn đang tồn tại và sẽ tiếp tục phát sinh nhưng những thách đố gay go nhất của thời kỳ chuyển toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới và sự hẫng hụt về viện trợ, đảo lộn về ngoại thương do có sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã qua rồi. Không có khó khăn nào có thể lớn hơn những khó khăn đã gặp phải trong những năm đầu khởi động chương trình đổi mới. Khó khăn đang tồn tại và sẽ phát sinh chỉ là khó khăn của yêu cầu phát triển, tăng tốc độ nền kinh tế chứ không phải là khó khăn có thể dẫn đến nền kinh tế sụp đổ như những năm trước đây.
Mặt khác, bên cạnh những khó khăn, thách đố, nền kinh tế Việt Nam còn có thời cơ và thuận lợi, nội lực và ngoại lực. Nếu khai thác tốt các yếu tố thuận lợi, tận dụng được thời cơ sẽ cho phép khắc phục khó khăn, vượt qua thách đố, hành trang của nền kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập chứa đựng thuận lợi nhiều hơn khó khăn, thời cơ lớn hơn thách đố.
2. Vai trò của chính sách thương mại đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với ngoại thương nói riêng.
Hoạt động kinh tế trong một nền mậu dịch tự do diễn ra theo các quy luật kinh tế, đó là quy luật về giá cả, cung cầu, quy luật cạnh tranh , các quy luật kinh tế này tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Nếu một nền kinh tế nào hoạt động dưới tác động, điều tiết của quy luật kinh tế thì sẽ tối đa hoá được lợi nhuận có thể rút ra từ các nguồn tài nguyên hiện có.
Nhưng với một nền kinh tế thị trường không có sự quản lý của Nhà nước sẽ dễ dàng nảy sinh ra những khuyết tật của thị trường như tình trạng phân hoá giàu nghèo rất cao, tình trạng thất nghiệp sẽ ngày càng nghiêm trọng mà từ đó sẽ nảy sinh ra những tệ nạn xã hội, hoặc có những lĩnh vực có ích cho cộng đồng và phát triển kinh tế như xây dựng hạ tầng cơ sở, đầu tư vào giáo dục, y tế cần nhiều vốn nhưng thời gian thu hồi chậm và lợi nhuận thu được ít thì sẽ không được các nhà đầu tư quan tâm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 197
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16