Mã tài liệu: 251410
Số trang: 11
Định dạng: doc
Dung lượng file: 84 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Quản lý nguồn nhân lực, xét trong phạm vi của một tổ chức được hiểu là tổng thể các hoạt động sắp xếp, tổ chức, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra các quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng con người lao động nhằm thu hút tài năng, phát huy cao nhất tiềm năng của các cá nhân trong việc đáp ứng các nhu cầu, mục tiêu định trước của tổ chức hoặc trong toàn xã hội với hiệu quả cao và chi phí thấp nhất. Do đó, quản lý nguồn nhân lực là một nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý của tổ chức. Tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không, có đạt được mục tiêu đặt ra của tổ chức hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong tổ chức. Và một cách lôgic, hiệu quả làm việc của các cá nhân này bên cạnh việc phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân thì yếu tố quan trọng bậc nhất là hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức được tiến hành như thế nào. Rõ ràng, nếu quản lý nguồn nhân lực tốt thì nó sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức, giúp tổ chức đạt được mục tiêu, chiến lược đề ra một cách tối ưu nhất.
Vai trò quyết định của quản lý nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức được thể hiện rõ ràng qua 2 nội dung cơ bản:
1) Quản lý nguồn nhân lực là bộ phận chủ yếu trong quản lý một tổ chức;
2) Quản lý nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đưa đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức.
Sau đây, lần lượt sẽ đi sâu phân tích 2 nội dung trên để làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong hoạt động của tổ chức.
1. Quản lý nguồn nhân lực là bộ phận chủ yếu trong quản lý một tổ chức
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi một tổ chức dựa trên sự kết hợp của nhiều bộ phận cấu thành nhằm hướng đến việc đạt được mục tiêu chung đã định trước của tổ chức. Các bộ phận này thông thường bao gồm: tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, trình độ khoa học công nghệ và con người. Rõ ràng mỗi bộ phận đóng vai trò khác nhau trong hoạt động của tổ chức. Trong đó, con người với vai trò chủ động của mình là yếu tố quan trọng nhất. Trong hoạt động quản lý, con người được hiểu ở 2 khía cạnh: người quản lý, điều hành và người thừa hành, thực hiện. Có thể nói, mọi quá trình diễn ra trong tổ chức đều thông qua hoạt động của con người và họ nằm ở trung tâm của quá trình quản lý. Chỉ có con người mới có thể kết hợp được các bộ phận khác lại với nhau và cùng phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Như vậy, vai trò của con người trong tổ chức là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, để hoạt động của con người thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý thì nhất thiết họ phải được tổ chức, quản lý một cách khoa học thông qua bộ phận quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức.
Thêm vào đó, các bộ phận hợp thành sự tồn tại và phát triển trong tổ chức luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau. Ta có thể sơ đồ hóa mối quan hệ đó như sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 75
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17