Mã tài liệu: 227142
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 113 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú. Khi đời sống của người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càng tăng. Do đó các hoạt động mua bán, các hình thức tổ chức thương mại diễn ra tấp nập hơn và ngày càng mở rộng.
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tính chất và trình độ xã hội hoá nền sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với người tiêu dùng ngày càng phát triển. Thông qua bộ mặt và tình hình sinh hoạt chợ có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư của một vùng, địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chợ hiện nay ở nước ta nói chung và ở quận Cầu Giấy - Hà Nội nói riêng còn tồn tại nhiều yếu kém như cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựng chợ mới chỉ do Nhà nước làm, chưa thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư xây dựng chợ theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại. Công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều người chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn . Trên cở sở đó ta thấy được sự cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển đột biến mạng lưới chợ là chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ. Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy đã lên kế hoạch và đề án để thực hiện việc chuyển đổi này. Tuy nhiên, việc triển khai có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thí điểm bước đầu. Vì thế đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng có những biện pháp để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh chợ, từ đó làm cho việc chuyển đổi được triển khai nhanh chóng trong thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em xin chọn đề tài "Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài: Hệ thống các vấn đề lý luận về chợ và các mô hình tổ chức quản lý chợ ở nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, đưa ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận trong giai đoạn hiện nay.
Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ.
- Chương II: Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay.
- Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.
Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Bưu cùng các cô, chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỢ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ 3
I. Chợ và vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay 3
1. Khái niệm, đặc trưng của chợ 3
2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta 5
3. Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay 9
II. Một số mô hình tổ chức quản lý chợ ở nước ta 12
1. Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý 12
2. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp 17
III. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số nơi ở nước ta 23
1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý chợ 23
2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY 28
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy 28
1. Vị trí địa lý 28
2. Về xã hội 28
3. Về kinh tế 31
II. Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ 33
1. Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ 33
2. Thực trạng phân loại chợ 34
3. Thực trạng về quy mô các loại chợ 35
4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật 37
5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ 38
6. Thực trạng về sinh môi trường, đảm bảo an toàn chợ và văn minh thương mại tại chợ 44
III. Thực trạng mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay 46
1. Các mô hình tổ chức quản lý chợ 46
2. Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian qua 53
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 62
I. Mục đích, yêu cầu trong chuyển đổi 62
1. Mục đích 62
2. Yêu cầu 62
II. Phương hướng chuyển đổi mô hình 62
1. Đối với chợ thuộc Quận quản lý 62
2. Đối với các chợ thuộc phường quản lý 64
3. Đối với các chợ thành lập mới 65
III. Một số biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn hiện nay 65
1. Về cơ chế, chính sách 66
2. Ban hành quy chế đấu thầu 67
3. Cải tổ bộ máy BQL chợ 68
4. Giải toả các chợ tự phát 69
5. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình thực hiện 70
6. Quy định mối quan hệ và phân cấp quản lý 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kiến nghị với Nhà nước 73
2. Kiến nghị trên địa bàn Quận 74
Danh mục tài liệu tham khảo 7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16