Mã tài liệu: 299421
Số trang: 30
Định dạng: zip
Dung lượng file: 360 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi, còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và kém phát triển. Cũng như câu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy”, vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng khu vực và thế giới. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ to lớn để chúng ta bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở.
Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở vấn đề sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để mình không bị thua thiệt trên chính sân nhà và ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới. Chính vì điều đó nên đòi hỏi các nhà kinh tế cần phải phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tìm ra những nguyên nhân tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp đến, họ sẽ đề ra những biện pháp thích hợp để sửa chữa những sai lầm mắc phải, phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, khai thác tiềm năng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn sắp tới.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh vì tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chống thu hồi vốn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Nước ta có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, vì thế các mặt hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của nước ta. Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công - nông nghiệp. Trong đó, công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi. Cũng như các công ty khác, C.P Việt Nam luôn quan tâm và không ngừng cố gắng đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty mình.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu, cùng với sự hướng dẫn của thầy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua ba năm 2007, 2008, 2009. Từ đó, đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Tìm hiểu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Sản lượng tiêu thụ trong ba năm tăng làm cho lợi nhuận tăng lên
Yếu tố chi phí ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng
Tỉ trọng của các mặt hàng được nghiên cứu trong tổng doanh thu ngày càng tăng qua ba năm.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Doanh thu của công ty năm nào đạt cao nhất và ít nhất trong ba năm nghiên cứu?
Nguyên nhân nào tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm?
Sản lượng tiêu thụ tăng qua các năm có làm lợi nhuận tăng không?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian
Các số liệu thống kê dùng phân tích được trích từ năm 2007 đến năm 2009.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ của bốn mặt hàng thức ăn thủy sản trong đó có hai loại thức ăn cho cá là SAVEFEED 7932, SAVEFEED 7930, và hai loại thức ăn cho tôm là CP 9001, và STARFEED 5001.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích tình hình tiêu thụ tại chi nhánh Cần Thơ của Công ty cổ phần C.P Việt Nam, chúng ta có thể thấy được một cách khái quát tiềm năng mở rộng sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản của chi nhánh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù trong giai đoạn đầu hoạt động có nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng và tài năng của mình, chi nhánh đã sớm giành được vị thế trên thị trường mang về nguồn doanh thu lớn cho chi nhánh, nhất là năm 2008 tổng doanh thu là 1.174.936.355.000 VND, trong đó bốn mặt hàng chủ lực chiếm doanh thu là 590.159.903.000 VND.
Đặc biệt, chi nhánh có thế mạnh về đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường nên từng bước mở rộng được thị trường. Trong số các mặt hàng của chi nhánh thì thức ăn cho cá SAVEFEED 7932 đang là mặt hàng chủ chốt mang lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho chi nhánh.
5.2 KIẾN NGHỊ
Thế nên, hướng phát triển sắp tới là chi nhánh nên đầu tư mở rộng quy mô đối với mặt hàng chủ chốt, đồng thời cải tiến các mặt hàng khác để đồng đều hóa các mặt hàng và nâng cao hiệu quả của chi nhánh. Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo những điều kiện thuận lợi hơn nữa để công ty có thể khai thác tiềm năng tối đa của mình. Cụ thể là: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sản xuất, đảm bảo thị trường cạnh tranh hợp lý lành mạnh giữa các công ty C.P Việt Nam, đặc biệt là ở chi nhánh Cần Thơ và xí nghiệp trong và ngoài nước.
Tóm lại: trong ba năm qua chi nhánh hoạt động có hiệu quả đã góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển và thắt chặt tinh thần hợp tác quốc tế trong kinh doanh giữa Việt Nam và Thái Lan.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2425
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 955
⬇ Lượt tải: 20