Mã tài liệu: 257223
Số trang: 1
Định dạng: rar
Dung lượng file: 49 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp, bao gồm những nội dung cơ bản là: Xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng hết nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư.
Bởi vậy, để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn ngắn hạn và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân tích tình hình tài chính là một công cụ hết sức quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp. Bằng cách so sánh, đánh giá và phân tích xu hướng, phân tích tình hình tài chính nhằm các mục tiêu sau:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo doanh nghiệp để giúp họ có những quyết định trong đúng đắn tương lai.
- Đánh giá đúng thực trạng doanh nghiệp trong kỳ về vốn, tài sản, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra các tồn tại và nguyên nhân của nó để có biện pháp đối phó thích hợp trong tương lai.
- Cung cấp những thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ, mức độ sử dụng các loại đòn bẩy nhằm đạt được yêu cầu gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Mặt khác, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn là vấn đề quan tâm của những người bên ngoài có quan hệ với doanh nghiệp như ngân hàng, những người cho vay Mục tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào chủ thể phân tích.
Đối với người quản lý doanh nghiệp: Mục tiêu cơ bản của việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu là:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và việc thực hiện các biện pháp tài chính của doanh nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa ra quyết định quản lý thích hợp.
- Xác định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
- Xác định các điểm yếu cần được khắc phục, cải thiện.
Đối với người ngoài doanh nghiệp:
- Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
- Đánh giá khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp loại trừ và phương pháp Dupont.
(1) Phương pháp so sánh: Để đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải so sánh chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu tương ứng của quá khứ, của kế hoạch của các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề.
Mỗi cơ sở so sánh sẽ cho những kết quả đánh giá khác nhau về thực trạng của chỉ tiêu phân tích. Các số liệu dùng làm cơ sở để so sánh được gọi là số liệu kỳ gốc.
- Nếu kỳ gốc là số liệu quá khứ, kết quả so sánh sẽ cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
- Nếu kỳ gốc là số liệu kế hoạch, kết quả so sánh sẽ giúp đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích so với kế hoạch đề ra.
- Nếu kỳ gốc là số liệu của các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, kết quả so sánh sẽ cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu dùng làm cơ sở so sánh phải có những điều kiện sau:
- Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phương pháp tính toán.
- Phải xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm tương ứng.
- Phải có cùng đơn vị tính.
(2) Phương pháp tỷ số
Là một phương pháp quan trọng nó cho phép có thể xác định rõ cơ sở, những mối quan hệ kết cấu và xu thế quan trọng về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Các tỷ số là những công cụ chính trong kỹ thuật phân tích. Các tỷ số tài chính phản ánh đặc trưng tài chính của một doanh nghiệp và được chia ra làm 5 loại chủ yếu:
- Tỷ số khả năng thanh toán
- Tỷ số kết cấu tài chính của doanh nghiệp
- Tỷ số hoạt động kinh doanh
- Tỷ số khả năng sinh lời
- Tỷ số giá thị trường.
(3) Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng một tích số.
Phương pháp loại trừ yêu cầu trình tự xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải theo đúng thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Vì vậy, trong công thức xác định mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích ta cần phân biệt nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng.
(4) Phương pháp Dupont
Nghiên cứu tác động liên hoàn các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH in bao bì Tân Thái Phương. Nguồn tài liệu sử dụng cho việc phân tích gồm:
(1) Bảng cân đối kế toán
Phản ánh tổng quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Kết cấu cơ bản của bảng cân đối kế toán như sau:
- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, bao gồm: vốn bằng tiền, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu, khoản ứng trước và trả trước, hàng tồn kho, tài sản cố định, đầu tư chứng khoán dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, bao gồm: nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu.
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ cho thấy các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay gây thua lỗ. Đây là một báo cáo được các nhà phân tích đặc biệt quan tâm. Bảng này thể hiện toàn bộ lãi lỗ hoạt động kinh doanh, các hoạt động tài chính và lãi lỗ bất thường của doanh nghiệp cũng như việc phân chia lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
(3)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(4) Thuyết minh báo cáo tài chính
5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề
Chuyên đề bao gồm các chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính
- Chương 2: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH in bao bì Tân Thái Phương
- Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của công ty
- Chương 4: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doan
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 26
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16