Mã tài liệu: 270400
Số trang: 38
Định dạng: zip
Dung lượng file: 298 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN I : KHÁI QUÁT HOÁ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
I, Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp
1./ Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh về số liệu tài chính hiện hành với các số liệu được chọn trước(Tuỳ theo yêu cầu và phương pháp phân tích). Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và quá khứ cũng như dự báo được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai.
2./ Sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía (chủ doanh nghiệp và bên ngoài).
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: Kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa. Như vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17