Mã tài liệu: 218581
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 342 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
I. LỜI MỞ ĐẦU
Nhập khẩu bản thân là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, vai trò của nhập khẩu lại càng quan trọng hơn: Nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá đất nước mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân; đặc biệt, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu phát triển.Do đó, tình hình nhập khẩu đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân. Đặc biệt thời gian gần đây, đề tài này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi tất cả các số liệu đều cho thấy nhập khẩu và nhập siêu nước ta có mức tăng đại nhảy vọt.
Chính vì vậy, qua đề tài “Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay”, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra bức tranh bao quát nhất về tình hình nhập khẩu của nước ta những năm gần đây, hệ thống hoá các vấn đề chung về nhập khẩu, chỉ rõ một số nguyên nhân biến động chính và đề ra một số giải pháp.
Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực nhập khẩu dịch vụ. Trong nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: tổng kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thị trường nhập khẩu, và đề xuất một số giải pháp cho nhập khẩu của Việt Nam.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. Nghiên cứu sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập khẩu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố.
Trong phạm vi cho phép hạn hẹp, tiểu luận này chỉ có thể nêu lên các vấn đề được nghiên cứu, những kết quả khái quát nhất từ việc phân tích, thống kê số liệu; hạn chế tối đa số lượng các bảng, biểu đồ. Do giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm thuyết trình không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 17