Mã tài liệu: 208998
Số trang: 80
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,621 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị. Trong đó, quy luật giá trị phản ánh bên trong doanh nghiệp, có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi trên thị trường. Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với các mức hao phí lao động cá biệt khác nhau lên cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua giá cả của thị trường. Và chỉ những doanh nghiệp nào có hao phí lao động cá biệt của mình trên một đơn vị sản phẩm hàng hoá thấp hơn giá trị lao động xã hội cần thiết trung bình thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và có lợi nhuận. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Biểu hiện của toàn bộ hao phí lao động cá biệt của doanh nghiệp chính là giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ tiêu này là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện bằng tiền những chi phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời nó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của mọi hoạt động về tổ chức quản lí của doanh nghiệp, trình độ sử dụng trang thiết bị, trình độ sử dụng lao động, sử dụng vốn, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng loại sản phẩm sản xuất. Nếu như khối lượng sản phẩm (hiện vật và giá trị) biểu hiện kết quả sản xuất về mặt lượng thì giá thành sản phẩm biểu hiện chất lượng của công tác tổ chức quản lí sử dụng các nguồn vốn, vật tư, lao động, của một doanh nghiệp - đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho nhà quản lí có cơ sở đề ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.
Có thể nói rằng giá thành là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và trình độ kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Dưới tác động của các quy luật kinh tế thì phấn đấu hạ thấp giá thành là vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá dựa vào ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dựa vào trình độ quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, Hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích luỹ cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Và nó càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối lượng bán hay gia tăng giá bán là vô cùng khó khăn và rất ít khả thi, không muốn nói đôi khi chạy theo sự tăng trưởng qui mô là việc làm đầy mạo hiểm, thì việc kiểm soát chi phí, tiết kiệm chi phí hay nói cụ thể là hạ thấp giá thành được xem như là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giá thành để có thể hướng hoạt động của doanh nghiệp mình theo một kế hoạch dựng sẵn, cũng như có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá thành giữ một vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những dự đoán chính xác khoa học giá thành ở kỳ sau.Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành sản phẩm, cũng như những ảnh hưởng và vai trò của giá thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình giá thành tại Nhà Máy Gạch Ngói Long Xuyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đánh giá tình hình giá thành vào quí 1 năm 2004 so với kế hoạch đặt ra trong năm, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động giá thành vào ba tháng đầu năm.
Thông qua các kết quả phân tích có thể thấy được các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm tại Nhà Máy thì những khoản mục nào đã đạt được mức tiết kiệm, hiệu quả và những khoản mục nào chưa thật sự tiết kiệm, còn lãng phí so với định mức và kế hoạch đặt ra. Từ đó, đề ra các biện pháp khai thác và sử dụng tốt nhất các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn và các yếu tố vật chất khác, cũng như xử lý và khắc phục kịp thời những yếu kém trong hoạt động sản xuất tại Nhà Máy trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Thông qua mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề
sau:
- Phân tích, đánh giá chung sự biến động giá thành đơn vị và toàn bộ các sản phẩm giữa thực tế (quí 1-2004) với kế hoạch (2004) tại Nhà Máy Gạch Ngói Long Xuyên.
- Phân tích, đánh giá biến động các khoản mục giá thành đơn vị, chủ yếu tập trung vào những sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn, đặc biệt là những sản phẩm có giá thành đơn vị thực tế cao hơn định mức.
- Tìm nguyên nhân của sự biến động.
- Tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm trong quản lý sản xuất, đồng thời phát huy những mặt mạnh đạt được.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận là phép duy vật biện chứng của
Mác-Anghen. Nó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Xem xét các sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát triển của nó.
Đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của các sự kiện kinh tế để xem xét mối quan hệ nội tại của sự kiện kinh tế đó.
Nghiên cứu các sự kiện kinh tế trong mối quan hệ biện chứng giữa các sự
kiện đó.
Rút ra những kết luận và những nhận xét về các sự kiện kinh tế và đề ra những biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại.
Thể hiện cụ thể của phương pháp này là đề tài sẽ đi phân tích những cái tổng quát nhất, sau đó phân tích những khoản mục chi tiết nhất. Nó được thể hiện trên quy trình phân tích như sau:
Bước 1: Phân tích tổng quát tình hình giá thành tại Nhà Máy.
Bước 2: Chọn hai sản phẩm tiêu biểu phân tích là ống 9x19, ngói 22.
Bước 3: Phân tích tổng quát tình hình giá thành ống 9x19, ngói 22.
Bước 4: Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng NVL TT, NC TT, SX chung hai sản phẩm ống 9x19, ngói 22.
Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích trên, đề ra biện pháp hạ giá thành.
Phân tích tổng quát tình hình giá thành của các sản phẩm tại Nhà Máy Gạch Ngói Long Xuyên
Chọn ra sản phẩm tiêu biểu nhất đại diện để phân tích
Hai sản phẩm: Ống 9x19 và ngói 22
Phân tích tổng quát tình hình giá thành của ống 9x19
Phân tích tổng quát tình hình giá thành của ngói 22
Phân tích chi phí NVL TT của ống 9x19, ngói 22 và đánh giá tình hình sử dụng
Phân tích chi phí NC TT của ống 9x19, ngói 22 và đánh giá tình hình sử dụng
Phân tích chi phí SX chung của ống 9x19, ngói 22 và đánh giá tình hình sử dụng
Từ các kết quả phân tích trên
Biện pháp hạ giá thành tại Nhà Máy Gạch Ngói Long Xuyên
- Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích giá thành:
Phương pháp so sánh.
Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích (quí 1-2004) và chỉ tiêu kỳ cơ sở (giá thành kế hoạch).
Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp loại trừ, vì theo phương pháp này, muốn phân tích tính toán ảnh hưởng của các nhân tố nào đó phải loại trừ các nhân tố khác.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
- Thu thập số liệu thực tế của Nhà Máy mà chủ yếu là phòng kế toán và phòng kế hoạch.
- Tìm hiểu tình hình thực tế tại Nhà Máy bằng cách trao đổi với các cán bộ đang công tác tại Nhà Máy.
- Quan sát các công đoạn sản xuất tại Nhà Máy.
- Tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Tập trung nghiên cứu vào kết quả giá thành đạt được trong kỳ thực tế quí 1 năm 2004. Phân tích, so sánh và đánh giá kết quả giá thành thực tế quí 1 năm 2004 với kế hoạch năm 2004.
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình biến động giá thành tại năm
2004. Và đưa ra các biện pháp nhằm hạ thấp giá thành tại Nhà Máy.
- Đề tài không đề cập chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Còn phần thị trường, đối thủ cạnh tranh, kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Nhà Máy chỉ được đề cập một cách sơ lược
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17