Mã tài liệu: 222769
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
26 trang
Lời mở đầu
Hiện nay, Đảng và nhà Nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, mở rộng quyền tự do kinh doanh của các doang nghiệp và các thành phần kinh tế khác. Sự phát triển kinh tế hàng hoá Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện "mở cửa và cạnh "tranh kinh tế" đòi hỏi tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến hai vấn đề cực kỳ quan trọng đó là: Giá cả và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, trong đó chất lượng sản phẩm hầu như là một yếu tố quyết định. Vậy phải làm thế nào để đảm bảo vầ nâng cao chất lượng một cách kinh tế nhất để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm ở các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế hiện nay?
Trong phạm vi giới hạn, cuốn đề án này chỉ xin được đề cập tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Nhằm làm sáng tỏ hơn thực trạng và đưa ra một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, trong nước cũng như trên thị trường thế giới.
Kết cấu đề tài gồm có 3 phần lớn :
I. Lý luận chung về chất lượng sản phẩm.
II. Phân tích chất lưọng sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trong thị trường trong nước cũng như thị trường Thế giới.
Phần I
Lý luận chung về chất lượng sản phẩm
I. Tổng quan về chất lượng sản phẩm
1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Theo quan điểm triết học của Mác thì chất lượng sản phẩm là mức độ, thước đo biểu thi giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó và nó chính là chất lượng của sản phẩm.(Giáo trình QTKDTH_Trung tâm quản trị kinh doanh tổng hợp)
Theo quan điểm của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trước đây thì chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế kỹ thuật (Giáo trình QTKDTH_Trung tâm quản trị kinh doamh tổng hợp). Đây là một định nghĩa xuất phát từ quan điểm của các nhà sản xuất. Về mặt kinh tế quan điểm này phản ánh đúng bản chất của sản phẩm qua đó dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được từ đó xác định được rõ ràng những đặc tính và những chỉ tiêu nào cần hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự vận động biến đổi của nhu cầu thị trường, với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Theo giáo sư Ishikawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng: "Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất ".(Quảm lý chất lượng theo phương pháp Nhật.Kaoru Ixikaoa. NXB KH_KT 1990)
Theo Feigenbaum: "chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm". (Quản lý chất lượng đồng bộ. John.S.Oakard NXBTK 1994).
Còn Juran thì định nghĩa chất lượng sản phẩm đơn giản, ngắn gọn: "Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng". (Quản lý chất lượng đồng bộ. John.S.Oakard NXBTK 1994). Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Theo quan điểm chất lượng hướng theo công nghệ thì: chất lượng sản phẩm là tổng tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thoả mãn những yêu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội.
Chất lượng sản phẩm là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được. Những thông số này lấy ngay trong sản phẩm hoặc giá trị sử dụng của nó.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm có khả năng thoả mãn được những nhu cầu phù hợp với công dụng của sản phẩm đó. chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với các tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
Như quan điểm này chất lượng sản phẩm được quy định bởi đặc tính nội tại của sản phẩm, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. (Quản trị chất lượng . GS Nguyễn Quang Toản NXBTK 1995)
Phù hợp với công dụng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 thì: "Chất lượng là tập hợp các đặc tính một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn".
Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan điểm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO (Intenational for Standard Organization) đã đưa ra khái niệm ISO cho rằng: "chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tổn thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định". (Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp theo TCVN ISO 9000. PTS Nguyễn thị Định - NXBTK)
Đây có thể nói là một khái niệm hiện đại về chất lượng sản phẩm, được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16