Mã tài liệu: 231529
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file: 68 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là phương thức hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Cạnh tranh trở thành công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng các doanh nghiệp làm ăn tốt, nâng cao hiệu quả và phát triển kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trở thành nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta.
Những năm đổi mới chúng ta đã hình thành nền kinh tế thị trường, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu. Nhiều sản phẩm Việt Nam đã được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, mở rộng thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường càng phát triển, hội nhập càng sâu rộng thì cạnh tranh càng gay gắt, thách thức càng lớn. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường và phát triển hơn nữa phải thực hiện định hướng theo thị trường. Muốn vậy các hoạt động Marketing phải được coi trọng vì nó có chức năng là cầu nối giữa hàng hoá với thị trường.
Tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan trọng của các doanh nghiệp. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường. Kênh phân phối là con đường đi của hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo được lợi thế cạnh tranh ngày càng khó khăn, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực nên các doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo.
Sau bốn năm học tại trường cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thép TVP em nhận thấy kênh phân phối có ý nghĩa hết sức to lớn và là mối quan tâm của doanh nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thép TVP” để làm đề tài thực tập cho mình.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần thép TVP
Chương 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 196
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16