Mã tài liệu: 70699
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file: 599 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán,... Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả phải có những biện pháp, giải pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ đã được các doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu, nhưng chưa thực sự đầu tư để nghiên cứu sâu về vấn đề này, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp và chính sách phù hợp.
Do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, ngành sản xuất bánh kẹo nói chung, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu nói riêng hoạt động tiêu thụ sản phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cam kết, lời cảm ơn và kết luận, thì đề tài được chia làm ba chương:
Chương I. Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II. Thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu .
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 162
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16