Mã tài liệu: 249316
Số trang: 67
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,170 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trà là thức uống khá phổ biến của người Việt Nam, trước đây sản
phẩm chủ yếu chỉ là trà xanh và trà khô, dần dần xuất hiện thêm trà túi lọc, độ
tiện lợi của sản phẩm ngày một tăng, giúp cho việc thưởng thức trà ngày càng
tiện lợi hơn và người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn.
Nắm bắt được những nhu cầu này của người tiêu dùng, hàng loạt các
công ty đã đưa ra những sản phẩm được làm từ trà xanh nguyên chất, đặc biệt
là sản phẩm được đóng chai dạng PET, sản phẩm dạng này ngoài việc có thể
dễ dàng mang theo, người sử dụng còn có thể đóng nắp lại nếu trong một lần
uống không dùng hết lượng trà xanh trong chai.
Thị trường quá hấp dẫn nên các công ty đã nghĩ ra nhiều biện pháp để
cạnh tranh như thay đổi bao bì, mẫu mã, thay đổi công thức hoặc thêm các
dòng sản phẩm mới cũng được làm từ trà làm cho thị trường đã khốc liệt lại
càng trở nên khốc liệt hơn. Ngoài việc thay đổi chất lượng sản phẩm, các
công ty còn không ngừng tăng cường các chiến dịch quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng như TV, radio, báo giấy và Internet.
Tribeco tuy là công ty đi sau, nhưng sản phẩm Trà xanh 100 của
Tribeco đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường,
bằng những chiến dịch quảng cáo độc đáo, cùng với chất lượng sản phẩm
ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng.
Tribeco tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nước giải khát với
các sản phẩm nước giải khát có gas, sữa đậu nành, nước tăng lực và một số
loại nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên như: Trà bí đao, nước ép trái
cây , nhưng khi tung ra sản phẩm Trà xanh 100 để cạnh tranh với các ông
lớn khác trong lĩnh vực này như Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát (Việt
Nam), Trà xanh C2 của URC (Philippin) và Lipton Pure Green của liên minh
Unilever và Pepsi (Mỹ) thì quả thật Tribeco gặp rất nhiều những khó khăn lớn
nếu muốn phát triển lâu dài.
Tại thị trường Long Thành với dân số khoảng 210.000 người và là một
huyện rất năng động, Tribeco đã từng bước khẳng định mình tại huyện này.
Tuy nhiên, trong những 2 năm qua, mặc dù doanh số của Trà xanh 100 có
tăng nhưng không nhiều, và phần lớn thị phần đều thuộc về hai ông lớn Trà
xanh không độ của Tân Hiệp Phát và Trà xanh C2 của URC.
Vậy Tribeco phải làm gì để từng bước tăng doanh số của như thị phần
của mình tại thị trường Long Thành? Phải chăng sản phẩm Trà xanh 100 của
Tribeco có gì đó khiến khách hàng quay lưng? Những câu hỏi này có ý nghĩa
rất quan trọng trong thực tiễn kinh doanh của Tribeco, để trả lời cho những
câu hỏi này, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao doanh số Trà
Xanh 100 tại thị trường Long Thành” để làm nghiên cứu khoa học.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các nhân tố tác động đến doanh số của Trà Xanh 100 tại thị
trường Long Thành.
Phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao doanh số và từng
bước nâng cao thị phần sản phẩm Trà Xanh 100 tại thị trường Long
Thành.
ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm Trà Xanh 100 đóng chai của
Tribeco. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào thị trường Trà xanh đóng chai ở
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Các giải pháp được đề xuất chỉ
mang tính định hướng và chưa đi sâu vào chi tiết.
PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm ra
đâu là đặc tính quan trọng của người tiêu dùng khi quyết định tiêu dùng
sản phẩm Trà xanh đóng chai.
Nghiên cứu định lượng: Thăm dò ý kiến của người tiêu dùng bằng các
bảng câu hỏi, sau đó thống kê và xử lý các số liệu thu thập được, thực
hiện phân tích bằng phần mềm (Microsoft Excel, Google Docs) để tìm
ra mối quan hệ giữa hay sự khác biệt (nếu có) giữa ý kiến trả lời và các
đặc tính của người tiêu dùng.
Sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá trong Quản trị chiến lược
và Quản trị Marketing.
Phân tích, đánh giá dựa trên các bảng số liệu thu thập được trong quá
khứ về việc kinh doanh Trà Xanh 100 tại Long Thành.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài làm rõ được một số nhược điểm đang tồn tại trong sản phẩm Trà
xanh 100 và đưa ra được một số giải pháp hiệu quả để khắc phục những
nhược điểm này.
Ngoài ra, đề tài đưa ra một số giải pháp cấp bách để khắc phục tình
trạng doanh số không mấy khả quan của Trà xanh 100 tại thị trường
Long Thành trong những năm gần đây.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài.
Chương 2: Tiến hành phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh Trà
Xanh 100 của Tribeco tại thị trường Long Thành, tiến hành phân tích
sâu để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.
Chương 3: Dựa vào cơ sở đã có ở Chương 2, từ đó đưa ra một số giải
pháp để tăng doanh số Trà Xanh 100 ở chương này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16