Mã tài liệu: 231889
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 300 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Trước làn sóng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia hội nhập vào nền kinh
tế thế giới để tạo dựng một vị trí thuận lợi trong quá trình phân công lao động
quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế không ngừng mở rộng với sức lan tỏa nhanh chóng đã làm thay đổi chiến lược
phát triển của kinh tế đối ngoài, đưa chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại ở
nước ta trở thành một bộ phận của kinh tế quốc tế.
Kinh tế đối ngoại (viết tắt là KTĐN) bao gồm sự hợp tác trong lĩnh vực sản
xuất; hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ; ngoại thương; đầu tư
quốc tế; các dịch vụ thu ngoại tệ khác .KTĐN tham gia có hiệu quả vào phân
công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế, sử dụng hợp lí các nguồn
tài nguyên, tạo thêm việc làm mới, tăng thêm các nguồn thu ngoại tệ. KTĐN là
yếu tố tích cực hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông
qua sự hợp tác kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển KTĐN tận dụng lợi thế so
sánh của quốc gia nhằm tập trung xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, thúc
đẩy các nhân tố tăng trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu. Như vậy, việc
nghiên cứu KTĐN có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và phương pháp luận, tạo
điều kiện cho hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả của chiến lược KTĐN.
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế
phát triển tất yếu của lịch sử. Chính vì vậy, chiến lược KTĐN cần được mở rộng
và nâng cao theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập với nền
kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Thực tiến lịch sử có thể chứng
minh, nhiều quốc gia đã phát triển nền kinh tế trong nước thành công thông qua
chiến lược KTĐN, tận dụng các điều kiện hợp tác quốc tế và khai thác tốt các
2
nguồn lực ở bên ngoài. Chẳng hạn, Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha . đã tận dụng
ưu thế đường biển để tăng cường trao đổi buôn bán với nước ngoài nhằm mục
tiêu mở rộng thị trường, phát triển nền kinh tế. Ngược lại chính sách đóng cửa
nền kinh tế, bế quan tỏa cảng có thể dẫn đến sự tụt hậu rất xa so với các nước
khác.
Nền kinh tế Việt Nam, với xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lạc hậu, cơ
sở hạ tầng thấp kém, do đó không thể phát triển nếu không có chiến lược KTĐN
hợp lý, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và hợp tác kinh tế quốc tế.
Nhận ra tầm quan trọng của KTĐN, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương “đa
dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ kinh tế quốc tế, nêu rõ quan điểm
Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 117
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16