Mã tài liệu: 270840
Số trang: 52
Định dạng: zip
Dung lượng file: 748 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2005 là năm cuối cùng ngành công nghiệp Việt Nam thực hiện lộ trình AFTA và tiến hành những bước đi quan trọng chuẩn bị gia nhập WTO.
Sự tác động của tình hình kinh tế thế giới đối với nước ta ngày càng rõ nét và càng lớn do chính sách kinh tế mở và hội nhập quốc tế. Biến động tình hình kinh tế thế giới, khu vực sẽ ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam. Các ngành công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn hơn do biến động giá. Tuy nhiên, cơ hội tham gia các thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Thị trường trong nước
Với trên 80 triệu dân và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì ở mức cao như những năm vừa qua được coi là một thị trường đầy triển vọng về các sản phẩm công nghiệp và là một điều kiện tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước. Hiện nay, nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến như: thực phẩm chế biến, chế tạo cơ khí, điện, điện tử dân dụng, hàng dệt may, bia, sữa, dầu ăn, chất tẩy rửa, săm lốp xe đạp, xe máy, lốp ô tô máy kéo, giày dép..., đã chiếm được thị trường trong nước và dần cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
Thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu hai năm 2004-2005 của hàng công nghiệp Việt Nam là EU với các sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, xe đạp; Nhật Bản với các sản phẩm chủ yếu là than, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ; ASEAN với các sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, dây, cáp điện... Thị trường Mỹ là thị trường lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu như hàng dệt may, giày dép.
Khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp
Ngoài việc xuất khẩu nguyên liệu thô như khoáng sản, dầu thô, than,..., một số mặt hàng đã dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu như: dệt may, da giày, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, điện gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ với mức tăng trưởng rất cao. Nhìn chung, hầu hết các sản phẩm công nghiệp đã có thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường nội địa.
Qua một số nhận định trên ta thấy giầy dép là một trong nhiều mặt hàng có tiềm năng lớn trong sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước và có vị thế xuất khẩu rất rõ nét. Tuy nhiên ngành da giầy Việt Nam đang tồn tại hai hạn chế cần được nhanh chóng khắc phục nếu không nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Thứ nhất là yếu kém vè năng lực thiết kế mẫu và công tác thị trường. Thứ hai là thiếu nguồn nguyên liệu trong nước, hầu hết các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Chính điều này làm cho hiệu quả của ngành giảm do chi phí trung gian trong sản xuất ngày càng tăng.
Mặc dù ngành còn nhiều hạn chế nhưng theo kế hoạch phát triển công nghiệp nói chung và cho nhóm ngành hàng tiêu dùng nói riêng, dệt may và giầy dép sẽ là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó làm thế nào để đưa ra lời giải đáp cho bài toán tăng năng suất, đẩy mạnh hiệu quả của ngành ta cần phải đánh giá năng lực sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kỹ thuật của toàn ngành.
Chính vì lý do như vậy nên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:
Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất giầy dép
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1590
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1091
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 18