Mã tài liệu: 298003
Số trang: 44
Định dạng: zip
Dung lượng file: 111 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Đường lối Đổi mới của Đảng tại Đại hội IV (12- 1986) đã mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam - Thời kỳ hội nhập và phát triển. Sau 20 năm Đổi mới, hoà mình vào dòng chảy hội nhập, Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của 63 tổ chức quốc tế (ASEM- 03/1996; APEC-11/1998; WTO- 01/2007...) và có mối quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Những kết quả đáng khích lệ này đã củng cố hơn nữa hệ thống chính trị, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, đồng thời tạo thế và lực trong hoạt động thương mại Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.
Với nguồn tài nguyên phong phú “rừng vàng biển bạc” và điều kiện tự nhiên thuận lợi , Việt Nam mang trong mình lợi thế về các mặt hàng nông sản (gạo, chè, cà phê...). Việc tận dụng lợi thế này để tiến hành hoạt động xuất khẩu đã mang lại một nguồn thu lớn cho kinh tế cả nước, trong đó cà phê là một trong số các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.Vậy tác động của nó đến nền kinh tế như thế nào? Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (sau Brazil) và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, song, giá cà phê vẫn cao, tiêu chuẩn chất lượng cà phê vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn trên thế giới... Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tìm ra những biện pháp để mở ra hướng đi mới cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Từ những ý tưởng trên , dựa trên nguồn kiến thức đã tích luỹ, học hỏi và đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Phan Thị Nhiệm đã giúp tôi hoàn thành đề án với tiêu đề:
“Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam”
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lan Chi
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
I- Kết luận
Từ những nghiên cứu và phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam:
- Hoạt động xuất khẩu cà phê là một hoạt động thương mại đưa nông sản Việt Nam ra tiêu thụ ở thị trường thế giới nhằm thu được nguồn lợi nhuận cao hơn so với việc tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường nội địa.
- Hoạt động xuất khẩu cà phê của có hiệu quả - đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta thể hiện tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là lớn. Thành tựu kinh tế này làm tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, từ đó mở ra các mối quan hệ hợp tác lâu dài về chính trị - xã hội, nâng tầm Việt Nam lên cao hơn, tạo cơ sở cho Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu
- Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang ở “ thời kỳ hoàng kim” nhưng đằng sau nó còn rất nhiều bất cập bởi lẽ thị trường cà phê Việt Nam chịu tác động mạnh của giá cà phê thế giới. Tuy sản lượng có tăng nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu vẫn còn thấp do quá trinh thu hoạch- chế biến còn chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Song, trong điều kiện chính trị - kinh tế Việt Nam hiện nay cho phép chúng ta lạc quan và tin vào sự tăng lên mạnh mẽ của hoạt động thương mại Việt Nam trong đó có xuất khẩu cà phê, tạo thặng dư lớn cho cán cân thương mại , thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế biến Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế trong tương lai gần nhất.
II- Kiến nghị
Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê trong thời gian tới , tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
* Đối với Nhà nước:
- Chú trọng tới các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành cà phê, gắn sản phẩm sản xuất với nhu cầu của thị trường thế giới
- Ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, tạo điều kiện, hỗ trợ vốn, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm cà phê đã qua chế biến
- Hoàn thiện và bổ sung các chính sách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, tăng cường sản xuất cà phê sạch.
- Hoàn thiện chính sách tài chính khuyến khích sản xuất- xuất khẩu cà phê
- Thực hiện hệ thống chính sách khuyến khích thương mại : đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại...
- Hạn chế chính sách đầu tư của Nhà nước vào thị trường cà phê xuất khẩu
- Nghiên cứu chiến lược xuất khẩu cà phê một cách toàn diện nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
* Đối với Bộ, ngành:
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ , ngành trong việc chỉ đạo sản xuất, xuất khẩu cà phê.
- Chính sách và giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện ngành cà phê hiện nay, đảm bảo cho ngành có thể phát triển tốt nhất
* Đối với Hiệp hội cà phê:
- Cần phát huy hơn nữa chức năng, vai trò của Hiệp hội trong các lĩnh vực:
+ Phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất cà phê trên thị trường trong và ngoài nước
+ Thống nhất nhận thức và hành động , tránh gây tổn hại đến lợi ích toàn ngành
+ Chống hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu.
- Củng cố, hoàn thiện để Hiệp hội thực sự trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp, hội viên và Nhà nước, tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất từ trên xuống tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê xuất khẩu, tổ chức thăm dò, khảo sát, tìm kiếm thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam , nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho cà phê Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh Tế Phát Triển - Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
2. Giáo trình Kinh Tế Ngoại Thương - Nhà xuất bản Hà Nội
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội
3. Kinh Tế Đối Ngoại Việt Nam - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh (2006)
4. Tổng Cục Thống kê
5. Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (Thực trạng và giải pháp nâng cao) - Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân (2006)
6. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm Đổi mới (1986-2005) Nhà xuất bản Thống Kê (2006)
7. Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
8. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VIFACO)
9. Báo cáo nghiên cứu ngành Cà phê -2004 - Ngân hàng thế giới (WB)
10. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm 1999 và dự báo những năm tiếp theo - Ngân hàng thế giới (WB)
Các trang web tham khảo
1, http://agro.gov.vn./
2, http://www.vicofa.org.vn./
3, http://librery.thinkquest.org./
4, http://thongtinthuongmaivietnam.com.vn./
5, http://www.rfa.org/
6, http://viet.vietnamembassy.us/
7, http://www.mpi.gov.vn/
8, http://vnexpress.net/
9, http://mof.gov.vn/
10, http://gso.gov.vn/
11, http://viettrade.gov.vn/
12, http://mot.gov.vn/
13, http://vneconomy.vn/
14, http://vietnamnet.vn/
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương I : Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá 2
I- Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá 2
1, Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. 2
2-Vai trò của xuất khẩu. 5
3- Nhiệm vụ - phương hướng phát triển xuất khẩu. 6
II- Một số lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương đối với phát triển kinh tế 8
2- Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo 9
3- Lý thuyết “ Tỷ lệ các yếu tố” của Hecksher - Ohlin 10
III- Chiến lược xuất khẩu hàng hóa 11
1- Tác động tích cực của chiến lược đối với phát triển kinh tế 11
2- Những hạn chế của nền kinh tế khi áp dụng chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô. 12
IV-Bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 13
Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 14
I- Thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê 14
1, Thực trạng sản xuất cà phê 14
2- Thực trạng chế biến cà phê. 17
3- Thực trạng xuất khẩu cà phê 18
II- Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam 24
Chương III: Tác động của hoạt động xuất khẩu cà phê tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 28
I- Tác động kinh tế của hoạt động xuất khẩu cà phê 28
II- Tác động chính trị - xã hội của hoạt động xuất khẩu cà phê 31
Chương IV: Dự báo - định hướng - giải pháp thúc đẩy thị trường xuất 33
I- Dự báo về thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam 33
II- Định hướng nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu 33
III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam 35
1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng 35
2, Giải pháp về đất trồng 36
3, Giải pháp về thị trường 36
4, Giải pháp về nguồn nhân lực 37
5, Giải pháp về phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu 37
6, Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ 37
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 39
I- Kết luận 39
II- Kiến nghị 39
Tài liệu tham khảo 41
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16