Mã tài liệu: 296958
Số trang: 81
Định dạng: rar
Dung lượng file: 690 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Một điểm khác nhau căn bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung bao cấp là vấn đề xem xét giá trị, giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa chúng. Nền kinh tế tập trung khi sản xuất sản phẩm thiên về giá trị sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật và số lượng đề ra theo kế hoạch nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các hoạt động kinh tế vận động theo qui luật giá trị: sản phẩm muốn cạnh tranh thì hao phí lao động cá biệt càng thấp càng tốt. Lý do này khiến việc hạ giá thành sản phẩm luôn là đề tài cần quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Muốn giá thành hạ thì chi phí sản xuất phải giảm.
Trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải đánh giá chính xác các mặt hiệu năng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Thông tin do kế toán cung cấp làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị doanh nghiệp nên yêu cầu phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Điều này càng quán triệt hơn trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp.
Thực tiễn luôn biến đổi, đặt ra yêu cầu về lý luận cũng như chế độ kế toán luôn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ kế toán quốc tế. Ngay trong thực tiễn, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc áp dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng, đủ theo yêu cầu nhất là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp.
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo – TS. Nguyễn Năng Phúc cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cán bộ Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian thực tập ngắn, trình độ hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự cảm thông và đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và các anh chị trong Phòng Kế toán – Tài chính để chuyên đề hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
5
I. Chi phí sản xuất 5
1. Khái niệm 5
2 .Phân loại chi phí sản xuất 6
2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí 6
2.2.Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí 7
2.3. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 8
2.4. Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 8
II. Giá thành sản phẩm 10
1. Khái niệm 10
2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11
3. Các loại giá thành sản phẩm 12
3.1. Theo thời điểm và nguồn số liệu hình thành để tính giá thành 12
3.2. Theo phạm vi phát sinh chi phí 12
III. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
IV. Hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm với công tác quản trị doanh nghiệp 13
V. Đối tượng và phương pháp hạnh toán chi phí sản xuất 14
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 14
1.1. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 14
1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất 15
1.3. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất 15
1.4. Căn cứ vào các yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp 15
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc 15
2.2. Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất 16
2.3. Phương pháp liên hợp hạch toán chi phí sản xuất 16
2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo định mức 16
3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 17
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 17
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 17
2.1. Phương pháp trực tiếp 18
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16