Mã tài liệu: 294553
Số trang: 40
Định dạng: zip
Dung lượng file: 326 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Chương I. Cơ sở lý luận về ổn định và mở rộng thị trường của các Doanh nghiệp
I. thị trường của doanh nghiệp và vai trò
1. Khái niệm về thị trường
Thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau. Chúng được xem xét từ nhiều gốc độ và được đưa ra vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Như vậy, phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường, ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiệp hữu của đối tượng được đem ra trao đổi.
Nơi mua bán xảy ra đầu tiên là ở chợ, sau này mở rộng hơn về không gian thì khái niệm nơi mua bán cũng mở rộng hơn như ở cửa hàng, cửa hiệu cố định, siêu thị, Trung tâm thương mại…
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ.
Thị trường là tổng thể những thoả thuận, cho phép những người bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể như cách hiểu theo nghĩa hẹp trên. Người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường. Theo David Begg, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo cách hiểu này thì người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện việc mua bán.
Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường được coi là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? các quyết định của người công nhân về làm việc bao lâu? cho ai? đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, quan niệm này cho thấy mọi quan hệ trong kinh tế đã được tiền tệ hoá. Giá cả với tư cách là yếu tố thông tin cho các lực lượng tham gia thị trường trở thành trung tâm của sự chú ý, sự điều chỉnh về giá cả trong quan hệ mua bán là yếu tố quan trọng nhất để các quan hệ đó được tiến hành.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 1509
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16