Mã tài liệu: 225880
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 107 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lịch sử ra đời
Trắc nghiệm được áp dụng trong tuyển chọn nhân viên lần đầu tiên ở Mỹ năm 1918. Đây là kỹ năng tuyển chọn rất hữu hiệu, có thể giúp cho các nhà quản trị chọn được đúng người cho đúng việc và giúp cho mỗi người có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về năng lực của mình, chọn được một nghề, một công việc phù hợp. Các bài trắc nghiệm cho phép đánh giá định lượng nhiều vấn đề khác nhau như tri thức hiểu biết, sự khéo léo Do đó sẽ thuận lợi, dễ dàng cho việc so sánh một người với tiêu chuẩn mẫu hoặc so sánh với những người khác trong quá trình tuyển chọn. Để thấy rỏ hiệu quả của việc tuyển chọn bằng hình thức trắc nghiệm, các nhà quản trị đã tiến hành nghiên cứu tại một công ty Hoa Kỳ.
Lợi ích của phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp trắc nghiệm đem lại cho công ty nhiều lợi ích như sau:
1. Tiên đoán ứng viên có thể thành công trong việc làm tới mức độ nào.
2. Khám phá được những khả năng hay tài năng đặc biệt của ứng viên, mà đôi lúc ứng viên cũng không hề hay biết.
3. Kết quả chính xác hơn phương pháp phỏng vấn vì sẽ giới hạn phần nào, thành kiến hay khuynh hướng của người phỏng vấn.
4. Giúp cho công ty hay bất cứ tổ chức nào tìm được các sắc thái đặc biệt về cá tính, cũng như năng khiếu tiềm ẩn của từng ứng viên.
5. Giúp tìm ra những ứng viên có những đặc điểm giống nhau hoặc ít ra không dị biệt quá để xếp họ làm việc chung cùng một lãnh vực. Và chính việc sắp xếp này, các nhân viên có dịp phát triển nhanh mối quan hệ. Nguyên tắc làm việc thành nhóm – gọi là nhóm năng động (Dynamic Groups) – càng ngày càng được các nhà quản trị lưu tâm và phát triển.
6. Tiết kiệm chi phí sản xuất vì công ty tuyển được người có năng suất lao động cao.
Mục đích của phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp này có rất nhiều mục đích tùy theo người sử dụng vạch ra. Riêng trong lãnh vực quản trị nhân viên, việc áp dụng phương pháp này không ngoài mục đích tuyển dụng người thích hợp với công tác được giao và nhờ thế công ty sẽ đạt được kết quả như:
1. Giảm bớt chi phí về huấn luyện vì khi biết năng khiếu của họ, công ty chỉ việc phát triển khả năng đó lên chứ không phải huấn luyện người mà ta không biết họ có năng khiếu gì.
2. Giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh do sơ sót, yếu kém của nhân viên.
3. Rút ngắn thời gian tập sự của nhân viên.
4. Nhân viên được thăng thưởng một cách hợp lí.
5. Nhân viên được giao cho việc đúng khả năng.
6. Giảm bớt được tình trạng nhân viên tự nghỉ việc hoặc buộc thôi việc do không thích hợp với công việc.
Những hạn chế của phương pháp trắc nghiệm
Mặc dù phương pháp trắc nghiệm đã thực sự được ứng dụng hơn một thế kỉ nay, nhưng hiện nay cũng chưa cũng có một loại trắc nghiệm nào hay một chương trình trắc nghiệm nào được xem là hoàn hảo.
1. Một bài thi trắc nghiệm của bất cứ một ứng viên nào dù đạt được ở mức độ cao điểm nhất cũng chưa chắc đưa đến một sự suy đoán chính xác hoàn toàn về khả năng tài khéo léo, bản tính của ứng viên đó.
2. Phương pháp trắc nghiệm không cho biết tại sao ứng viên đã đạt được một số điểm nào đó nhưng phương pháp này chỉ cho biết rằng ứng viên đã đạt được số điểm đó thôi.
3. Phương pháp trắc nghiệm chỉ mang lại kết quả tốt khi nào những dữ kiện mà ứng viên cung cấp phải rõ ràng và tương đối chính xác.
4. Cần phải hoạch định chính xác và tạo ra hiệu năng cao, vô hiệu là do áp dụng vô ý thức. Chuyên viên trắc nghiêm cần biết, và yêu cầu: Vấn đề công ty; Tình hình và cách điều hành của chỉ huy; Khung cảnh công ty; Mối tương quan các nhóm làm việc trong công ty; Những dữ kiện liên quan đến chức vụ công t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17