Mã tài liệu: 34648
Số trang: 138
Định dạng: docx
Dung lượng file: 3,173 Kb
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
du lịch là một ngành kinh tế có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu á và Thái Bình Dương. Nó là ngành kinh tế không ống khói có sức thu hút mạnh về ngoại tệ, tạo việc làm, tăng thu nhập và kích thích đầu tư ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch: Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế.”. Chính phủ xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là phương hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Phát triển du lịch nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch phát triển dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo, làm cho du lịch nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, lành mạnh, sớm đuổi kịp du lịch các nước trong khu vực. Tính đến năm 2005, ngành Du lịch Việt Nam bước sang tuổi 45 đầy sức sống, sẽ phải vươn lên mạnh mẽ trên tất cả các mặt để phấn đấu đón trên 3 triệu lượt khách quốc tế; hơn 15 triệu lượt khách du lịch nội địa, Doanh thu khoảng 30.000 tỷ đồng; trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền Kinh tế Quốc dân.
Nhưng vấn đề đặt ra là Du lịch Việt Nam phát triển như vậy thì công tác thống kê du lịch ở Việt Nam ra sao để có thể góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam và có thể quốc tế hoá trong lĩnh vực thống kê du lịch nói riêng cũng như trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung như xu hướng chung đang diễn ra trên phạm vi rộng khắp thế giới. Hiện nay, thống kê các nước phát triển và đang phát triển đều cố gắng chuẩn hoá từ các khái niệm cơ bản cho đến nội dung, hệ thống chỉ tiêu, phương pháp thống kê tính toán cũng như các cách phân tổ, phân loại theo chuẩn mực quốc tế, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện so sánh quốc tế một cách dễ dàng. Tổ chức du lịch thế giới và uỷ ban thống kê liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng. kỳ họp lần thứ 27 của Uỷ ban thống kê Liên hợp quốc vào năm 1993 đã đưa ra các nguyên tắc, khái niệm, nội dung thống kê du lịch cũng như các phân tổ, phân loại về hoạt động du lịch.
Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương I: Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu khách du lịch quốc tế.
- Chương II: Phương pháp phân tích và dự đoán thống kê nghiên cứu khách du lịch quốc tế.
- Chương III: Vận dụng một số phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thời kỳ 1990 – 2004 và dự đoán đến năm 2007.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 203
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1424
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17