Mã tài liệu: 144526
Số trang: 77
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị dự án
“ Quốc tế hoá đời sống kinh tế là xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất” Theo đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các nước đang phát triển tuân theo xu hướng chung của nền kinh tế hội nhập nhằm phát triển nền sản xuất trong nước. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới đã rút ra bài học và khẳng định vai trò tích cực, tính an toàn của nguồn vốn FDI, những ưu việt của nó so với vay nợ và đầu tư ngắn hạn ( một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh tế tại các nước đang phát triển do tỷ lệ vay nợ ngắn hạn quá cao, cụ thể năm 2003 ở Thái Lan là 85% trong khi vốn FDI chỉ chiếm 15%: Hàn Quốc cũng trong tình trạng tương tự khi đưa ra chủ trương vay vốn để thành lập các tập đoàn lớn, dẫn đến nợ chồng chất không trả được…)
Việt Nam với xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều nước khác trên thế giới trong quá trình hội nhập, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò hết sức quan trọng.Việc mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó trở thành mục tiêu lâu dài và cơ bản không thể thiếu trong mục tiêu phát triển đất nước. Ngày 29/12/1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, đặt nền tảng pháp lý chính thức cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. Sau đó là bốn lần bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh một số Điều trong Luật Đầu tư nước ngoài vào ngày 30/06/1990, 23/12/1992, 12/11/1996 và năm 2000, 2003 nhằm phù hợp hơn với những thay đổi trong quá trình hội nhập kinh tế đã nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ FDI đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, các rủi ro xảy ra từ các nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan gây nên sự cản trở
cho các dự án FDI hoạt động và phát triển.
Theo những cách nhìn nhận khác nhau thì rủi ro là những sự kiện không may và bất ngờ xảy ra gây nên những thiệt hại đến lợi ích của con người, nó luôn tồn tại song song với cuộc sống và trong mọi hoạt động của con người, hoạt động đầu tư vào các dự án cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó thì việc quản lý các rủi ro có thể xảy ra cho các dự án FDI là cần thiết để giảm thiểu các thiệt hại do nó mang lại.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI
Chương II: Tổng quan về các dự án FDI và phân tích các rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam từ năm
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 2804
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16