Mã tài liệu: 25318
Số trang: 18
Định dạng: docx
Dung lượng file: 97 Kb
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp hay ngành đó, mà còn có thể đến từ nhiều yếu tố trong môi trường quốc gia, bao gồm: Chiến lược, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh trong ngành, sự sẵn có và chất lượng của các nhân tố sản xuất, đặc điểm cầu trong nước về các sản phẩm của ngành và sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Chính tầm quan trọng này đã lý giải những lực lượng thúc đẩy sự đổi mới và năng động của các doanh nghiệp và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông thường, ở các nên kinh tế phát triển cao, hàm lượng chất xám đóng góp trong tổng sản phẩm quốc dân lớn, động lực cho sự phát triển kinh tế không phải ở chỗ thiên nhiên ban tặng những loại tài nguyên gì, trữ lượng bao nhiêu, mà là việc khai thác, sử dụng, nâng cấp các nguồn lực của mình như thế nào trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một khu vực thương mại đủ mạnh và hoạt động có hiệu quả là tiền đề tiên quyết cho sự phát triển của khu vực thương mại tư nhân. Tuy nhiên cho đến nay hoạt động của các doanh nghiệp thương mại Nhà Nước vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần phải tiếp tục giải quyết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đặc biệt là hội nghị Trung Ương( khoá VIII) về “ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH-HĐH, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế x• hội đến năm 2000 và tạo đà cho những năm tiếp theo”, đ• khẳng định sự cần thiết phải củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.
Với cách đặt vấn đề như vậy, tiếp tục củng cố và phát triển khu vực thương mại Nhà Nước đ• trở thành khâu then chốt để tạo ra được thực lực khả năng tác động đến chiều hướng phát triển của các thành phần thương mại khác. Điều đó có nghĩa là phải củng cố hệ thống các doanh nghiệp thương mại Nhà nước làm công cụ của Nhà nước trong việc bình ổn và định hướng thị trường. Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại Nhà nước phải tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước chính là vấn đề mà em muốn đề cập đến.
Bài viết này được chia làm ba phần :
Phần I: Trình bày những vấn đề cơ bản về sự cần thiết của nâng cao cạnh tranh trong các doanh nghiệp thương mại Nhà nước và những nhân
tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Nhà nước.
Phần II: Trình bày những nét cơ bản về thực trạng hoạt động, đánh giá phân tích khả năng cạnh tranh và đề ra những tồn tại mà hệ thống các doanh nghiệp thương mại Nhà nước cần phải khắc phục.
Phần III: Đề ra những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 191
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16