Mã tài liệu: 90817
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file: 203 Kb
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Sau hơn mười năm đổi mới, nước ta đã trải qua một quá trình biến đổi mạnh mẽ đầy ấn tượng trong lịch sử kinh tế. Nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng, tốc độ tăng GDP 8% -10%/ năm.Trong đó, lĩnh vực dịch vụ thương mại có mức tăng bình quân cao nhất 12%. Xuất khẩu tăng nhanh, đời sống nhân dân ngày một tăng cao. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, không ngừng hoàn thiện để vươn lên và tự khẳng định trên thương trường.
Song hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước không còn được bao cấp như trước nên phải dựa vào khả năng của chính mình, phải năng động sáng tạo trong việc lựa chọn kinh doanh, trong tạo dựng các mối quan hệ làm ăn. Vì vậy không ít doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, lúng túng và bị động, chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh và phát triển kinh doanh hiệu quả. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh còn chưa được xem xét đúng mức, vì thế các giải pháp đẩy mạnh và phát triển kinh doanh còn thiếu tính khả thi.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế Việt Nam và kinh tế khu vực ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trước hàng loạt vấn đề. Doanh nghệp phải làm gì trên lộ trình Việt Nam tham gia AFTA và hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)? Doanh nghiệp phải làm gì trong việc hợp tác và phân công lao động quốc tế gữa các thành viên ASEAN? Doanh nghiệp phải làm gì để không còn phải chấp nhận gia công mà tự mua nguyên liệu bán thành phẩm trên thị trường quốc tế? Doanh nghiệp phải làm gì để giảm phụ thuộc vào các thị trường trung gian chen chân vào các thị trường cuối cùng? Rõ ràng, các doanh nghiệp đang rất cần phía Nhà nước, mà cụ thể trong lĩnh vực thuơng mại là các doanh nghiệp thương mại nhà nước mở đường, hướng dẫn và hỗ trợ để họ thích nghi dần với trào lưu tự do hoá thương mại trong nền kinh tế thế giới.
Về phương diện lý luận, vấn đề kinh doanh thương mại nói chung và các phương hướng giải pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng còn nhiều ý kiến khác nhau và thiếu sự thống nhất trong đánh giá.
Vì tất cả những lý do trên, việc nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài:"Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước".
Nội dung đề tài gồm các phần:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 198
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 202
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 202
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16