Mã tài liệu: 120432
Số trang: 50
Định dạng: docx
Dung lượng file: 84 Kb
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn, đầy triển vọng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng quy mô của thị trường bán lẻ bình quân hàng năm là 25%, có thể nói rằng Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước và ngoài nước đầu tư.
Theo cam kết gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 1/1/2009 Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn kinh doanh vào Việt Nam. Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài xuất hiện và phát triển tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh điển hình là: Bourbon của Pháp (Big C) hiện có 7 siêu thị hoạt động tại Hà Nội và Hải Phòng, Metro Cash & Carry của Đức với 3 siêu thị hoạt động tại Hà Nội...Với sự lớn mạnh về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nên các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có thể dễ dàng chiếm đoạt thị phần từ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Mặc dù các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã tồn tại lâu đời, hiểu biết rõ tập quán tiêu dùng và thói quen mua sắm của người dân nhưng lợi thế đó chưa được phát huy triệt để, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đều gặp khó khăn về nguồn lực tài chính, quy mô kinh doanh và mạng lưới kinh doanh vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao...Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường. Chính vì vậy một thách thức không nhỏ đặt ra cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là làm thế nào để có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ngay trên sân nhà? Thách thức này có thể vượt qua nếu như các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khắc phục được những yếu kém của mình. Trước hết để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp cần phải có một nguồn lực tài chính đủ mạnh, cùng với sự gia tăng nguồn lực tài chính thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. Có như vậy thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước mới có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
Qua quá trình thực tập tại công ty Siêu thị Hà Nội, xuất phát từ thực tế trên tác giả đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát tình hình phát triển nguồn lực tài chính của công ty và thấy rằng: Công ty Siêu thị Hà Nội là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội, đi đầu trong hoạt động phát triển chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapromart. Trong những năm qua công ty Siêu thị Hà Nội đã không ngừng mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh của mình. Cho đến năm 2010 mạng lưới bán lẻ của công ty có 3 trung tâm mua sắm, 32 siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapromart. Thị trường kinh doanh của công ty được mở rộng từ địa bàn Hà Nội sang các tỉnh lân cận của khu vực miền Bắc. Mạng lưới kinh doanh của công ty được mở rộng chủ yếu là dựa vào nguồn tài chính được cấp từ ngân sách của Nhà nước, doanh thu và lợi nhuận của công ty hằng năm đều tăng lên (mức tăng trưởng doanh thu bình quân từ năm 2008 đến 2010 là 22,38%, mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 33,85%) nhưng hiệu quả kinh doanh đạt được của công ty vẫn chưa tương xứng so với tiềm lực của mình, nguyên nhân chủ yếu là do việc khai thác, sử dụng nguồn lực tài chính của công ty vẫn chưa hợp lý và hiệu quả (một đồng vốn kinh doanh bỏ ra công ty mới thu về được 0,33 đồng lợi nhuận)…Nếu như có các giải pháp phát triển nguồn lực tài chính tốt hơn thì sẽ góp phần nâng cao doanh thu và giảm chi phí của doanh nghiệp và qua đó sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả hơn.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Siêu thị Hà Nội”
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Siêu thị Hà Nội
Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Siêu thị Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 925
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16