Mã tài liệu: 91825
Số trang: 102
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường luôn chứa đựng những nhân tố cạnh tranh. Cạnh tranh là tìm mọi cách giành nhiều lợi nhuận bằng các thủ pháp khác nhau trên thương trường. Trong cuộc cạnh tranh này, các hoạt động như, mua bán, thôn tính, chia tách, sát nhập và cơ cấu lại doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. Một vấn đề đặt ra là các hoạt động được thực hiện dựa trên giá trị nào của doanh nghiệp? Giá trị sổ sách hay một giá trị nào khác và cách thức xác định? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm giá trị doanh nghiệp và một số phương pháp xác định giá trị trong cơ chế thị trường.
Đối với Việt Nam, sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường ở nước ta, các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy các hoạt động mua bán, chia tách sát nhập liên doanh, liên kết,.... qua các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc trong cùng một thành phần kinh tế cũng diễn ra khá phổ biến.
Đặc biệt, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường Nhà nước ta vẫn còn kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn sự phát triển và chi phối hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên theo đánh giá hiện nay của một số chuyên gia kinh tế rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động không có hiệu quả, nếu tiếp tục duy trì sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, trong quá trình đổi mới cơ cấu lại nền kinh tế, Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới, cải cách doanh nghiệp Nhà nước nhằm duy trì vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế quốc doanh. Văn kiện Đại hội Đảng VII tháng 6/1991 đã chỉ rõ “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, đảm bảo kinh tế quốc doanh hoạt động có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế”. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, chủ trương của Đảng là “Đối với những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh, cần chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động”.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Tổng quan về doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp
Chương II: Đánh giá doanh nghiệp và một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 212
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 19