Mã tài liệu: 56752
Số trang: 32
Định dạng: docx
Dung lượng file: 251 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đã trưởng thành không ngừng cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế. Mấy năm gần đây dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong năm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới, là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nước nhà.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn trong việc xuất khẩu, đó là thời điểm 1/1/2005, khi mà chế độ hạn nghạch kéo dài suốt 30 năm sẽ được xoá bỏ. Dệt may Việt Nam sẽ bứơc vào cuộc canh tranh khốc liệt và toàn diện.
Bên cạnh thị trường chính là xuất khẩu, thị trường nội địa với 80 triệu dân , sức tiêu thụ 9-10 mét vải /đầu người/năm và không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế, là một thị trường đầy hứa hẹn đối với ngành dệt may Việt Nam. Việc nước ta nằm cạnh Trung Quốc, một “ đại gia “ trong ngành dệt may thế giới và khi mà chúng ta phải giảm dần hàng rào bảo hộ để hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN năm 2006, làm cho sức ép cạnh tranh đối với dệt may Việt Nam tại thị trường trong nước ngày gia tăng, buộc chúng ta phải quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để chiếm lĩnh thị trường nội địa, nếu không muốn “ thua ngay trên sân nhà “.
May mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của ngưòi dân được nâng cao, nhu cầu về may mặc cũng vì đó mà tăng theo. Với tốc độ tăng trưỏng kinh tế cao và mức sống của người dân không ngừng được cải thiện, thị trường dệt may Việt Nam với 80 triệu dân là một thị trường mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể bỏ qua.
Cũng như những thị trường khác, vấn đề cạnh tranh trong thị trường may nội địa là không thể tránh khỏi, nhất là trong xu thế thế khu vực hoá và toàn cầu hoá như hiện nay. Muốn chiếm lĩnh được thị trường nội địa, các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực của mình. Bằng việc đi phân tích các yếu tố chính có ảnh hưởng, tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó đề ra các giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy các điểm mạnh với sự kết hợp đồng thời các chính sách vĩ mô và nỗ lực của các doanh nghiệp là một cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam.
Chỉ trên cơ sở tự tin tìm hiểu thị trường, mạnh dạn đổi mới và có các chính sách phù hợp để chiếm lĩnh thị trường nội địa thì dệt may Việt Nam mới có thể phát triển bền vững trong những năm tới.
Đề án gồm các phần chính sau:
I. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động.
II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa.
III. Các giải pháp và kiến nghị
Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 966
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16