Mã tài liệu: 258414
Số trang: 104
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,358 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt và xã hội tốt tạo
điều kiện cho gia đình phát triển. Trong các tác phẩm văn học, đạo đức học,
triết học và đạo lý của các loại hình tôn giáo thì gia đình được coi là nền tảng
của xã hội . Đối với mỗi cá nhân, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà
con người tiếp xúc, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và trưởng thành. Có
thể nói, gia đình là cái nôi nhân cách, cuộc sống gia đình làm nảy sinh những
mầm sống ban đầu của nhân cách. Những sở thích, suy nghĩ, ước mơ tình cảm
của con người được nuôi dưỡng và thông qua gia đình con người biết điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội. Qúa trình xã hội hóa của mỗi cá nhân diễn ra
thuận lợi chỉ với điều kiện cá nhân được sống trong một gia đình hạnh phúc,
một gia đình hạnh phúc mọi người thương quan tâm tới nhau.
Gia đình là “tổ ấm” thực sự cần thiết cho mỗi người, nó đáp ứng nhu
cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình, tạo sự cân bằng tâm lý sau
những giờ lao động, học tập căng thẳng, mệt mỏi ngoài xã hội. Vì vậy xây
dựng gia đình hạnh phúc là thực sự cần thiết cho mỗi người và hạnh phúc gia
đình sẽ tạo điều kiện cho con người phát triển hài hòa tâm lý và thể chất, phát
huy được các tiềm năng của mình để cống hiến cho xã hội. Vì thế mà một gia
đình hạnh phúc không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong gia đình mà còn
ảnh hưởng đến toàn xã hội. Gia đình tốt đẹp sẽ là nền tảng góp phần xây dựng
xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ dạy “ Nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội
tốt đẹp thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”
Để có được hạnh phúc gia đình thì cơ sở đầu tiên là những người chủ
gia đình trong tương lai ( những thanh niên đến tuổi kết hôn ) phải nhận thức
đúng tầm quan trọng của một gia đình hạnh phúc, những yếu tố để có một gia
đình hạnh phúc, đồng thời phải có sự lựa chọn bạn đời “tâm đầu ý hợp” với
1
tình cảm, quan điểm của mình. Như vậy, hành vi chọn bạn đời đúng đắn, phù
hợp sẽ là cơ sở đầu tiên cho mỗi người tạo dựng hạnh phúc cho chính bản
thân mình.
Trong thời đại giao lưu văn hóa, mở cửa hội nhập như hiện nay, bên
cạnh những yếu tố tích cực như giao lưu, học hỏi, tiếp thu nguồn tri thức của
nhân loại làm phong phú đa dạng văn hóa Việt thì những yếu tố tiêu cực làm
cho quan niệm về hạnh phúc gia đình và hôn nhân có sự thay đổi.
Thanh niên ngày nay được tự do lựa chọn bạn đời và quyết định việc
hôn nhân theo quan điểm của mình. Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, của
văn hóa ngoại lai nhiều thanh niên nhận thức chưa đúng về những giá trị cơ
bản của một gia đình và gia đình hạnh phúc, họ suy nghĩ chủ quan, mơ tưởng
đến một tương lai tươi sáng, đầy hạnh phúc mà ít nghĩ đến các yếu tố khách
quan, các khó khăn sẽ gặp trong cuộc sống. Vì vậy, gia đình họ nhanh chóng
tan vỡ, để lại nhiều nỗi bất hạnh cho người khác và cho xã hội.
Thực tế này đã chứng minh qua số vụ ly hôn ở nước ta ngày càng tăng
mạnh . Theo thống kê xã hội học năm 2007 có 25.314 vụ ly hôn, đến 6 tháng
đầu năm của 2008 số vụ ly hôn đã lên đến 28.520 vụ.Với số lượng ly hôn này
thì biết bao nhiêu trẻ em phải chịu thiệt thòi, bất hạnh , bởi lẽ cùng với những
vụ ly hôn ấy là biết bao cảnh đứa trẻ không cha không mẹ, ảnh hưởng đến sự
phát triển nhân cách, trí tuệ của trẻ. Và xã hội sẽ ra sao nếu số vụ ly hôn sẽ
tiếp tục tăng nhanh như hiện nay?
Đã đến lúc các nhà khoa học, trong đó có các nhà tâm lý học phải
nghiên cứu về nhận thức của thanh niên về hạnh phúc gia đình và xu hướng
hành vi chọn bạn đời của họ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức
về hạnh phúc gia đình và giúp họ có hành vi lựa chọn bạn đời một cách phù
hợp.
Trong mọi thời đại, sinh viên thuộc tầng lớp trí thức, họ rất nhạy cảm
với thời cuộc, ở họ tâm sinh lý phát triển khá mạnh mẽ, nhân cách đã cơ bản
2
hình thành và ổn định, ở tuổi này họ cũng đã hình thành những định hướng
nhất định về nghề nghiệp, lối sống, về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Những
tác động của nền kinh tế thị trường, những biến chuyển của xã hội có tác động
mạnh mẽ đến sinh viên về nhận thức về gia đình, chọn bạn đời. Và vấn đề
hạnh phúc gia đình được họ quan tâm và suy nghĩ.
Vấn đề này đối với sinh viên sư phạm lại càng vô cùng quan trọng bởi
lẽ họ là những nhà giáo dục tương lai. Một gia đình hạnh phúc không chỉ giúp
cho bản thân họ mà còn là tấm gương về xây dựng hạnh phúc gia đình để học
trò noi theo.
Năm 1994 là năm được Liên Hiệp Quốc chọn là “năm gia đình” với
nguyên tắc “ gia đình là đơn vị cơ sở của xã hội”. Việt Nam cũng đã lấy ngày
18 - 6 hàng năm là ngày “gia đình Việt Nam”. Vì vậy nó xứng đáng được
quan tâm đặc biệt.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành chọn và nghiên cứu
đề tài “Nhận thức về hạnh phúc gia đình và xu hướng hành vi chọn bạn
đời của sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình”
2) Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm :
- Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Bình về
hạnh phúc gia đình và xu hướng hành vi chọn bạn đời của họ .
- Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về hạnh
phúc gia đình và có xu hướng hành vi chọn bạn đời phù hợp với bản thân họ.
3) Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về gia đình, nhận thức hạnh phúc gia đình và
xu hướng hành vi chọn bạn đời của sinh viên.
3.2. Nghiên cứu thực trạng nhận thức về hạnh phúc gia đình và xu hướng
hành vi chọn bạn đời của sinh viên .
3
3.3. Đề xuất các biện pháp giúp sinh viên nâng cao nhận thức và có hành
vi đúng đắn trong hành vi chọn bạn đời.
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ yếu là nhiệm vụ 3.1
và 3.2.
4) Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, khách thể khảo sát và
phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu :
Nhận thức về hạnh phúc gia đình và xu hướng hành vi chọn bạn đời của
sinh viên trường CĐSP Thái Bình .
4.2. Khách thể nghiên cứu :
Sinh viên trường CĐSP Thái Bình.
4.3. Khách thể khảo sát :
300 sinh viên trường CĐSP Thái Bình .
4.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Do điều kiện còn hạn chế, chúng tôi chỉ nghiên cứu: Nhận thức về
hạnh phúc gia đình và xu hướng hành vi chọn bạn đời của sinh viên
trường CĐSP Thái Bình.
5) Gỉa thuyết khoa học
- Nhận thức của sinh viên về hạnh phúc gia đình có nhiều thay đổi
nhưng một số giá trị truyền thống như : hòa thuận, chung thủy vẫn được coi
trọng .
- Sinh viên đánh giá cao những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình
và trách nhiệm của vợ, chồng trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.
- Sự lựa chọn bạn đời của sinh viên trường CĐSP Thái Bình theo xu
hướng thực tế, họ quan tâm nhiều đến những tiêu chuẩn đảm bảo cuộc sống
vật chất đầy đủ, hạnh phúc của gia đình trong tương lai như: Nghề nghiệp,
sức khỏe, trí tuệ, gia đình cơ bản .
6) Phương pháp nghiên cứu
4
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp một
số các phương pháp sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận( thu thập, phân tích, tổng hợp tài
liệu)
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng Anket
6.2.2 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn sâu
6.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16