Mã tài liệu: 252488
Số trang: 74
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 568 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . trang 1
CHƯƠNG I : Một số lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng XHCN ở nước ta. Thành phần kinh tế Nhà Nước
và xu thế hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay . trang 3
1.1) Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta
hiện nay trang 3
1.1.1) Khái niệm thành phần kinh tế . trang 3
1.1.2) Quan điểm – chủ trương của Đảng về nền kinh tế nhiều
thành phần. trang 4
1.1.2.1) Nhận thức về sở hữu và thành phần kinh tế ở nước
ta. trang 4
1.1.2.2) Chủ trương của Đảng. . trang 4
1.1.3) Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta. trang 5
1.2) Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước trong nền kinh tế ở nước
ta. trang 6
1.2.1) Khái niệm kinh tế Nhà Nước. . trang 6
1.2.2) Vai trò của thành phần kinh tế Nhà Nước. . trang 6
1.2.2.1) Vai trò kinh tế. trang 7
1.2.2.2) Vai trò chính trị. trang 7
1.2.2.3) Vai trò xã hội. . trang 7
1.2.3) Các giai đoạn hình thành và phát triển DNNN ở nước ta. trang 8
1.3) Vai trò của kinh tế Nhà Nước ở một số nước trên thế giới. . trang 9
1.4) Tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế. trang 11
1.4.1) Khái niệm tài chính doanh nghiệp trang 11
1.4.2) Vai trò của tài chính đối với sự hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp. . trang 11
1.4.3) Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân. . trang 11
1.5) Xu hướng Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. . trang 13
1.5.1) Khái niệm toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. . trang 13
1.5.1.1) Toàn cầu hóa. . trang 13
1.5.1.2) Hội nhập kinh tế. trang 13
1.5.2) Tác động của hội nhập kinh tế đối với các nước đang
phát triển. trang 14
1.5.2.1) Tác động tích cực trang 15
1.5.2.2) Tác động tiêu cực . trang 16
CHƯƠNG II : Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng
lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời
gian qua trang 19
2.1) Chủ trương của Đảng đối với sự đổi mới và phát triển của thành
phần kinh tế nhà nước. . trang 19
2.1.1) Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý nhà nước đối
với các DNNN . trang 19
2.1.2) Chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của
Đảng. . trang 20
2.1.3) Quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước . trang 21
2.2) Kết quả đạt được của DNNN trong quá trình sắp xếp, đổi mới
vừa qua ở nươc ta . trang 23
2.3) Những nhược điểm tồn tại cần khắc phục của DNNN . trang 30
2.3.1) Hiệu quả và tính cạnh tranh còn thấp. trang 30
2.3.2) Trình độ công nghệ lạc hậu. . trang 33
2.3.3) Quy mô còn nhỏ, dàn trải, chồng chéo. trang 33
2.3.4) Lao động thiếu việc làm, năng suất lao động chưa cao. . trang 35
2.3.5) Trình độ quản lý còn yếu kém. . trang 35
2.3.6) Cơ chế, chính sách còn nhiếu bất cập. trang 35
2.4) Những yếu kém của hoạt động tài chính khu vực kinh tế Nhà
Nước . trang 36
2.5) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong xu thế
hội nhập. . trang 36
CHƯƠNG III : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và
năng lực tài chính đối với khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện
nay trong xu thế hội nhập kinh tế . . trang 41
3.1) Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và đẩy nhanh
quá trình hội nhập kinh tế đối với khu vực kinh tế nhà nước ở
nước ta. . trang 41
3.1.1) Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa. . trang 42
3.1.2) Cải thiện môi trường kinh doanh . trang 44
3.1.3) Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đầu tư đổi mới công
nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chống lãng phí và
thất thoát vốn. . trang 44
3.1.4) Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. . trang 45
3.1.5) Cải cách hành chánh, nâng cao năng lực quản lý . trang 46
3.2) Đổi mới công tác quản lý của Nhà Nước đối với Ngân sách Nhà
Nước. trang 46
3.3) Tiếp tục quá trình cải cách Hệ thống thu thuế Nhà Nước. trang 50
3.4) Phát triển thị trường tài chính, huy động nguồn lực cho đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội để chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế trang 55
3.4.1) Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích sản xuất
kinh doanh. trang 55
3.4.2) Đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính. . trang 56
3.4.3) Đa dạng hóa các kênh và hình thức động viên nguồn lực
cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. trang 57
KẾT LUẬN . trang 59
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
777
MỞ ĐẦU
I/ Tính cấp thiết của đề tài :
Kinh tế nhà nước ra đời gắn liền với sự hình thành Nhà Nước và sở hữu
nhà nước. Cũng như các Nhà Nước khác, nước ta trong tất cả các giai đoạn phát
triển của mình đều quan tâm đến sự phát triển của kinh tế nhà nước nói chung và
đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vì các mục tiêu phát triển kinh tế – chính
trị – xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. Hiến Pháp nước ta đã khẳng định :
“Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và
lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế
quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả.” (Điều 19 – Hiến Pháp 1992).
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước
luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà Nước. Gần 20 năm qua, kể từ Đại hội
Đảng lần VI, nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, nhưng
vừa triển khai, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả
hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp
nhà nước.
Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị Ban
chấp hành trung ương Đảng Khoá IX đã có Nghị quyết 03-NQ/TW về tiếp tục
sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã nêu
:” Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Doanh
nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà
nước giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan
trọng để Nhà Nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp
phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
(trích Nghị quyết 03-NQ/TW BCH TW Khoá IX).
Trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị tích cực cho việc đón đầu hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để kinh tế nhà nước thực sự vững mạnh giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế và có thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế
khác trong nước cũng như trên trường quốc tế. Có nhiều phương hướng được đặt
ra, trong đó việc nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực
kinh tế nhà nước là một trong những việc làm cấp thiết.
II/ Mục đích nghiên cứu :
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về nền
kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, tài chính doanh nghiệp nhà nước và xu thế
hội nhập kinh tế kết hợp với thực trạng hoạt động và khả năng cạnh tranh của
khu vực kinh tế nhà nước, mà biểu hiện là doanh nghiệp nhà nước. Nhằm tìm ra
một số giải pháp phù hợp nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của
khu vực kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Luận văn có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như : kinh tế, tài
chính, kế toán, kinh tế đối ngoại, pháp luật và các mối quan hệ quốc tế. Tuy
nhiên, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc nâng
cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính của khu vực kinh tế nhà nước trong
xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ở nươc ta.
IV/ Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, gắn việc nghiên cứu với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể
để việc đánh giá mang tính khách quan thực tế. Ngoài ra còn kết hợp sử dụng
một số phương pháp khác như : phương pháp logic, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh .
V/ Bố cục của luận văn :
Ngoài Phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương :
Chương I : Một số lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần theo định
hướng XHCN ở nước ta. Kinh tế Nhà Nước và xu thế hội nhập
kinh tế ở nước ta hiện nay.
Chương II : Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng lực cạnh
tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian
qua.
Chương III : Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính và năng lực
cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước trong xu thế hội
nhập
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 950
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 204
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16