Tìm tài liệu

Moi quan he giua tang truong kinh te cong bang xa hoi va van de xoa doi giam ngheo

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo

Upload bởi: nguyenthithanhlieubi

Mã tài liệu: 223727

Số trang: 38

Định dạng: doc

Dung lượng file: 202 Kb

Chuyên mục: Kinh tế

Info

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO( 48 trang)

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THƯỚC ĐO.

1. Tăng trưởng kinh tế.

1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Hay nói một cách khác đó là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

1.2. Các chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng kinh tế

- Tống sản phẩm trong nước (GDP): Thường được hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Đại lượng này thường được tiếp cận các cách khác nhau:

+ Về phương diện sản xuất, thì GDP có thể được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước.

Giá trị gia tăng (Y) = Giá trị sản lượng (GO) - Chi phí các yếu tố trung gian (IE)

+ Về phương diện tiêu dùng, thì GDP thể hiện ở toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường, được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hàng năm.

ã Xác định GDP theo tiêu dùng:

GDP = C + I + G + (X - M)

C: Tổng các khoản tiêu dùng của các hộ gia đình.

I: Tổng đầu tư sản xuất.

G: Các khoản chi tiêu của Chính phủ.

X: Xuất khẩu

M: Nhập khẩu.

ã Xác định GDP theo giá hiện hành của thị trường.

GDP(sản xuất ) = GDP (tiêu dùng ) - Te Te : thuế gián thu.

+ Xác định theo phương diện thu nhập thì GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước tu được từ các giá trị gia tăng đem lại.

GDP (thu nhập) = Cp + Ip + T

Cp : Các khoản mà hộ gia đình tiêu dùng

Ip : Các khoản đầu tư.

T: Thuế.

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay nước ngoài.

GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.

Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu nhập được.

- Sản phẩm thuần tuý (NNP) hay còn được gọi là sản phẩm quốc dân ròng. Đó là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định ( Dp ) trong kỳ.

NNP = GNP - Dp

NNP phán ánh phần của cải thực sự mới tạo ra hằng năm. Do vậy có lúc người ta gọi chỉ số đó là thu nhập quốc dân sản xuất (NI).

- Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): Là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, người ta gọi là phần thu nhập được quyền chi của dân cư (NDI) đó là phần thu nhập ròng sau khi đã từ đi thuế (trực thu và gián thu) (Ti + Td) và cộng với trợ cấp (Sd).

NDI = NNP - (Ti + Td) + Sd.

- Thu nhập bình quân đầu người: được phản ánh bởi hai chỉ tiêu GDP/người và GNP/người, đây là những chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình quân nó đã được điều chỉnh theo sự biến động của dân số do đó người ta coi đây là chỉ tiêu phản ánh tương đối chính xác sự biến động thu nhập của đất nước. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên hàng năm. do vậy chỉ số thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số thích hợp để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

2. Đánh giá nghèo đói.

2.1. Khái niệm, bản chất và đặc trưng của đói nghèo.

* Khái niệm:

Theo từ điển tiếng Việt nghèo là tình trạng không, hoặc có rất ít những gì thuộc nhu cầu tối thiểu của đới sống vật chất “Đói nghèo là không có gì để ăn”.

Vấn đề đói nghèo và xoá đói giảm nghèo đã được nhiều tác giả đề cập đến trên những giác độ khác nhau. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà mỗi tác giả lựa chọn các tiêu chí khác nhau để xác định tình trạng nghèo đói. Nhưng tập trung thống nhất ở một số điểm:

- Đói nghèo là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia, đặc biệt nan giải ở các nước chậm phát triển.

- Trên thế giới có nước nghèo và nước giàu được phân loại trong sự so sánh lẫn nhau theo những tiêu chí phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.

- Trong một nước cũng có tình trạng một bộ phận dân cư giàu có và một bộ phận dân cư nghèo đói hơn.

- Bản thân những nhóm dân cư nghèo đói cũng phân thành nhiều loại: một bộ phận không đủ ăn gọi là đói, một bộ phận theo nghĩa là không có đủ điều kiện để thoả mãn các nhu cầu cơ bản của họ. Ở nước ta chia nghèo đói thành nghèo đói tuyệt đối, thiếu đói và đói day gắt.

* Bản chất:

Nghèo đói không đơn giản là có ít tiền. Đó có thể là sự cách biệt hoá về văn hoá xã hội, nó có thể là thiếu thông tin liên lạc, kinh nghiệm ứng xử trong các tình huống khó khăn. Nghèo đói cũng có thể là khả năng bị tổn thương rất cao, tới mức sự khủng khoảng về sức khoẻ, hay một vụ mùa bị thất bại có thể dẫn tới việc bán tài sản và rơi vào nợ nần. Đó cũng có thể là việc tác động đến những quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của mình. Nghèo đói cũng có nghĩa là bị yếu thế ngay trong hộ gia đình của mình.

* Đặc trưng của hộ gia đình nghèo.

- Là nông dân có trình độ văn hoá tương đối thấp, các hộ gia đình có nhiều con, ít có điều kiện sử dụng các cơ sở hạ tầng của xã hội, các hộ không có hoặc có rất ít đất đai canh tác.

- Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam, khoảng hơn 90% người nghèo sống ở nông thôn. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn (45%) cao hơn ở thành thị (10-15%) tuỳ thuộc vào ước tính về tỉ lệ nghèo của số người nhập cư không đăng ký.

- Nghèo đói rõ ràng là trầm trọng hơn là ở các vùng miềm núi ở phía Bắc và Tây Nguyên.

Mặc dù chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực nhưng một số cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn gặp những bất lợi riêng và những bất lợi này ngày càng trầm trọng do sự cô lập về văn hoá và địa lý.

2.2 Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.

Nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng đáng quan tâm là sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

* Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

- Một là: Năng lực sản xuất và hoạt động kinh tế của mỗi bản chất cong người là tích cực. Trong qua trình sản xuất họ luôn tìm cách giảm bớt các chi tiết làm thừa, làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên do hạn chế về thể lực và trí tuệ mỗi nười mỗi khác nhau nên trong cùng một thời gian cung một điều kiện sản xuất năng sứt lao động của họ lại rất khác nhau. Những người có sức khoẻ tốt, biết vận dụng sáng tạo thường có kết quả sản xuất cao hơn so với người có thể lực và trí tuệ kém. Với tình hình trên, theo thời gian của quá trình phát triển, nếu không có nhân tố chủ quan nào can thiệp, thì tất yếu xuất hiện một bộ phận dân cư có cuộc sống đầy đủ hơn bộ phận dân cư khác.

- Hai là: Tác động thúc đẩy của kinh tế thị trường: Trong kinh tế thị trường, mọi chủ thể sản xuất không còn giới hạn việc sản xuất cho nhu cầu bản thân và hộ gia đình, nên họ đều hướng vào nhu cầu thị trường, vì thế họ phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh làm cho hàng hoá xuất hiện ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá cả càng ngày càng rẻ hơn. Mặt khác cạnh tranh làm xuất hiện một số chủ thể tham gia trở nên năng động hơn, hàng hoá của họ bán chạy hơn, thu nhập cao hơn. Trong khi đó có những chủ thể kém năng động thiếu nhạy bén nên thu nhập kém hơn. Đây là xu hướng tất yếu nảy sinh một bộ phận dân cư giàu có, còn bộ phận khác nghèo.Trong kinh tế thị trường phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh hơn rõ rệt hơn so với kinh tế tự nhiên.

- Ba là: Tăng trưởng nhanh và xu thế đánh đổi: Phân hoá giàu nghèo nảy sinh do đó có sự khác biệt về năng lực sản xuất của mỗi người dưới sự phát triển của kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá với mục tiêu tăng trưởng nhanh thì hiện tượng này diễn ra với tốc độ mạnh hơn, đặc biệt trong giai đoạn con người hoá với mục tiêu tăng trưởng nhanh thì hiện tượng này diễn ra với tốc độ mạnh hơn.

* Thực trạng phân hoá giàu nghèo:

- Trong thời kỳ đế quốc phong kiến: ngoài những nguyên nhân khách quan về năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi hộ, điều kiện đất đai khí hậu, sự phân hóa giàu nghèo còn bị thúc đẩy bởi chế độ chính trị kinh tế xã hội. Nó đi liền với bất công, hộ giàu bốc lột hộ nghèo, người có quyền lực bóc lột dân đen.

- Trong thời kỳ bao cấp: Thu nhập được phân phối theo tiêu chuẩn, theo mức bình quân chung, vì thế phân hoá giàu nghèo có nhưng không rõ rệt và không cao.

-Trong thời kỳ đổi mới: Kinh tế với bước phát triển mạnh vượt bậc và toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh thu nhập tốc độ phân hoá giàu nghèo cũng diễn ra nhanh hơn. Một bộ phận nhanh nhạy với thời đại trở nên giàu có hơn, bộ phận khác không theo kịp với sự biến đổi trở nên tụt hậu, nghèo hơn. Xoá đói giảm nghèo là vấn đề xã hội búc xúc ở nước ta.

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu mà một số quốc gia theo đuổi. Các nước đang phát triển đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tăng trưởng. Coi đó là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế cho thấy, ở một số quốc gia tuy nền kinh tế tăng trưởng nhưng vấn đề bất bình đẳng trong xã hội vẫn diễn ra mà còn có phần trầm trọng hơn, đời sống của nhiều người vẫn ở mức nghèo khổ và sự bất bình đẳng đó tiếp tục tăng lên rõ rệt ở các nước đang phát triển, số đông người vãn ở một số nước này hầu như không được lợi ích gì do tăng trưởng đem lại.

Các quốc gia khác nhau thì có sự lựa chọn con đường phát triểm của mình khác nhau. Có nước thì đề cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế, có nước đề cao công bằng xã hội, có nước lại chọn kết hợp cả hai mục tiêu đó một cách hợp lý ở Việt Nam, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa xã hội, về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế được coi là phương tiện cơ bản để phát triển, bản thân nó là một tiêu chí của sự tiến bộ xã hội. Trong khi đó công bằng xã hội là lý tưởng thúc giục chúng ta vươn tới. Chính vì vậy, vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế đi đôi vơí công bằng xã hội được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều năm trước cơ chế bao cấp tạo ra sự công bằng theo hướng san đều mức thu nhập đã không kích thích được sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại sự công bằng đã làm cho nền sản xuất bị trì trệ bởi nó thủ tiêu mất động lực của sự lao động nỗ lực và sáng tạo. Như vậy có thể nói tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cải thiện được vấn đề công bằng xã hội, cải thiện được đời sống vật chất cho nhân dân.

- Thứ nhất: Tăng trưởng nhanh sẽ làm tăng bất bình đẳng xã hội.

- Thứ hai: Sự giảm bất bình đẳng xã hội sẽ kìm hãm sự tăng trưởng.

Hay nói cách khác tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu mâu thuẫn không thể dung hòa. Nếu muốn tăng trưởng mục tiêu này thì phải hy sinh mục tiêu khác và ngược lại. Bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân của sự tăng trưởng ấy.

Từ những thực tế và quan điểm đường lối phát triển của mình. Muốn nền kinh tế vẫn tăng trưởng cao, giảm bất bình đẳng và giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa thì không còn cách nào khác. Việt Nam phải lựa chọn con đường riêng cho mình. Đó là sự kết hợp giữa hai mục tiêu tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh trong các kỳ Đại hội rằng: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng

III. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

1. Quan điểm của Simon Kuznets.

Simon Kuznets là nhà kinh tế học người Mỹ, trong tác phẩm “Sự tăng trưởng kinh tế của các nước”, ông đã đưa ra lý thuyết phát triển cân bằng. Theo ông, phát triển là một quá trình cân bằng, trong đó các nước tiến lên một bước vững chắc. Trong tác phẩm này ông chú ý tới mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Ông cho rằng mối quan hệ giữa tăng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có dạng hình chữ U ngược.

Theo ông, ở một nước nghèo, mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập là thấp thể hiện ở hệ số Gini khá nhỏ (hệ số Gini khoảng 0,2 -> 0,3. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng tăng lên và đạt cực đại ở mức trung bình của mức thu nhập. Sau đó, mặc dù nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhưng sự không công bằng trong phân phối thu nhập sẽ giảm dần cho đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt tới mức đặc trưng của một nước công nghiệp phát triển

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo
  • Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá ...

Upload: phuongchinguyen

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 611
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá ...

Upload: BACHAIBACHAI

📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 762
Lượt tải: 17

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công ...

Upload: daigiadocco

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 571
Lượt tải: 17

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công ...

Upload: phucdo

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 684
Lượt tải: 17

Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai ...

Upload: thanhphong6565

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 267
Lượt tải: 11

Tiếp tục lồng ghép lược toàn diện về tăng ...

Upload: vafivina

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 500
Lượt tải: 16

Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa tăng ...

Upload: sonnikond7000

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1429
Lượt tải: 48

Tăng trưởng KT và xoá đói giảm nghèo

Upload: nxthien2007

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 229
Lượt tải: 14

Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ...

Upload: dangkhoaddt

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 247
Lượt tải: 5

Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ...

Upload: dangkhoaddt

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 28
Lượt tải: 13

Xoá đói giảm nghèo với an sinh xã hội

Upload: haufick

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 619
Lượt tải: 16

Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và tăng ...

Upload: tranminhnghia131181

📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 319
Lượt tải: 1

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công ...

Upload: nguyenthithanhlieubi

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 742
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Kinh tế
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO( 48 trang) CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO. I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ THƯỚC ĐO. 1. doc Đăng bởi
5 stars - 223727 reviews
Thông tin tài liệu 38 trang Đăng bởi: nguyenthithanhlieubi - 07/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 07/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo