Mã tài liệu: 214654
Số trang: 40
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 385 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
http://lh6.ggpht.com/_SmhGHr5lVog/TR6QC5P4FtI/AAAAAAAAA6I/7yxb2iBcrqA/images%5B3%5D.jpg?imgmax=800
Các lý thuyết về lạm phát
Khi phân tích lưu thông tiền giấy theo chế độ bản vị vàng, Mác đã khẳng định một qui luật:’’việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình’’, với qui luật này, khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá mức giới hạn số lượng vàng hoặc bạc mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy sẽ giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiên. Có thể xem đây như là một định nghĩa của Mác về lạm phát. Song có những vấn đề cần phân tích cụ thể hơn. Tiền giấy ở nước ta cũng như ở tất cả các nước khác hịên đều không theo chế độ bản vị vàng nữa, do vậy người ta có thể phát hành tiền theo nhu cầu chi của nhà nước, chứ không theo khối lượng vàng mà đồng tiền đại diện. Điều đó hoàn toàn khác với thời Mác.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau vế lạm phát. Trong số các dó có các lý thuyết chủ yếu là:
Lý thuyết cầu do nhà kinh tế Anh nổi tiếng John Keynes đề xướng. Ông đã qui nguyên nhân cơ bản của lạm phát về sự biến động cung cầu. Khi mức cung đã đạt đến tột đỉnh vượt quá mức cầu, dẫn đến đình đốn sản suất, thì nhà nước cần phải tung thêm tiền vào lưu thông, tăng các khoản chi nhà nước, tăng tín dụng, nghĩa là tăng cầu để đạt tới mức cân bằng với cung và vượt cung. Khi đó đã xuất hiên lạm phát, và lạm phát ở đây có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vậy là trong điều kiện nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh và đúng hướng thì lạm phát đã là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Thực tế của các nền kinh tế thị trường trong thời kỳ sau chiền tranh thế giới thứ hai đã chứng tỏ điều đó. Nhưng khi nền kinh tế đã rơi vào thời kỳ phát triển kém hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng chậm chạp, cơ cấu kinh tế được đổi mới theo các hướng không đúng hay trì trệ, thiết bị kỹ thuật cũ tồn đọng đầy ứ. v. v . thì lạm phát theo lý thuyết cầu đã không còn là công cụ tăng trưởng kinh tế nữa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 18
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 17