Mã tài liệu: 54417
Số trang: 174
Định dạng: docx
Dung lượng file: 7,579 Kb
Chuyên mục: Kinh tế xây dựng
Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực. Đường lối cách mạng được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thông qua là tiếp tục đưa nước ta tiến lên trên con đường Chủ nghĩa xã hội; Đổi mới toàn diện nền kinh tế, quyết tâm xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp; Xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý điều hành của Nhà nước khẳng định đường lối đúng đắn đó là những thành quả to lớn trong sự phát triển kinh tế ở nước ta, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, cơ sở hạ tầng được phát triển không ngừng, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Xây dựng cũng có bước ngoặt quan trọng trong cơ chế quản lý, chuyển đổi từ cơ chế giao thầu sang phương thức đấu thầu là chủ yếu; các hệ thống quản lý về mặt pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn. Từ quy chế đấu thầu ban theo Nghị định 43/CP của Chính phủ đến Nghị định 88/CP và hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2003/NĐCP/12/06/2003, về việc sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế đấu thầu NĐ/88/1999/NĐCP,và thông tư 01 vào ngày 02/2/2004 của Bộ kế hoạch đã tạo cho môi trường đấu thầu ngày càng thông thoáng, các công ty có nhiều cơ hội thể hiện rõ năng lực của mình. Chính vì vậy mà các Công ty càng phải hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như phát triển công nghệ xây dựng để nâng cao chất lượng sản phẩm, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm mới đáp ứng được nhu cầu thị trường, xây dựng được các công trình có quy mô lớn và hiện đại.
Đấu thầu cạnh tranh ở Việt Nam là một hoạt động tương đối mới, vừa mang tính pháp lý, khách quan, mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu, để lựa chọn nhà thầu thực sự có năng lực phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư dự án từ các nguồn vốn đặc biệt là nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn viện trợ chính thức ODA thông qua các tổ chức tài trợ Quốc tế.
Hình thức đấu thầu đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và hoàn thiện. Trước năm 1990, tình hình thức đấu thầu còn bị thu hẹp, đơn giản, sử dụng nhiều chỉ tiêu khái toán và các định mức tỷ lệ % theo giá thành xây lắp. Đa số phổ biến ở dạng giao thầu và chỉ định thâù, các quy chế dành cho đấu thầu mang tình hình thức chưa thực sự phát huy được sức mạnh của các nhà thầu cũng như các định mức dự toán , đơn giá dự toán còn ở dạng đơn giản, sơ sài. Dù vậy hình thức đấu thầu cũng ngày một cảI tiến, và phổ biến rộng rãi hơn cũng như được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Chính phủ và các bộ ngành như quyết định đã cho thấy hiệu quả thực sự: ban hành quyết định số 80-HĐBT vào ngày 9/05/1988 về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý giá xây dựng cơ bản.
Từ sau năm 1990, hình thức đấu thầu được phổ biến rộng rãi, nó được thể hiện qua quyết định 24/BXD-VKT của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 12/2/1990 là quy chế đấu thầu trong xây dựng và được coi là bước khởi đầu của công tác đấu thầu. Trong giai đoạn này (1990 đến nay) để tiếp tục hoàn thiện về cơ chế quản lý xây dựng cơ bản ngày 07/11/1990 HĐBT đã ban hành nghị định 385-HĐBT sửa đổi bổ xung điều lệ quản lý giá xây dựng cơ bản số 232-CP ngày 06/06/1981, sau đó Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 328/BXT-VKT ngày 31/12/1983 về việc sửa đổi, bổ sung định mức hao hụt .
Trên thực tế, đấu thầu xây dựng đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng chủ yếu là ở miền Nam thời kỳ 1960 đến 1975. Sau Đại hội VII chính thức đấu thầu áp dụng rộng rãi trên toàn đất nước. Tới năm 1996 Nhà nước đã ban hành chính thức về quy chế đấu thầu thông qua Nghị định 43/CP ngày 06/07/1996 của Chính phủ về quy chế đấu thầu. Giai đoạn này quy chế đấu thầu đã ban hành trong cả nước, bảo đảm tính đung đắn, khách quan minh bạch, công bằng. Để quản lý đạt hiệu quả cao chống tham ô, gây lãng phí… Chính phủ đã ban hành nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/0999 kèm theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thay thế điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng đã ban hành theo nghị định 43/CP. Tiếp theo Chính phủ đã ban hành nghị định số 68/1999/CP ngày 01/09/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐCP, 14/2000/NĐCP và cho đến nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2003/NĐCP ngày 12/06/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu của Nghị định 88/1999/NĐCP, đã tạo cho môi trường đấu thầu ngày càng hoàn chỉnh và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản là cạnh tranh – công bằng – minh bạch – hiệu quả, đã khẳng định được một hướng đi đúng hướng, phù hợp với thông lệ trong nước và Quốc tế, phù hợp với yêu cầu quản lý đầu tư của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xây dựng XHCN.
Đấu thầu nhằm mục đích đảm bảo sự cạnh tranh công bằng bình đẳng, kích thích các nhà thầu nâng cao năng lực của mình về mọi mặt. Đấu thầu là một phương thức, một công nghệ hiện đại có tác dụng tích cực cao hơn các hình thức khác như giao nhận thầu, chỉ định thầu, tạo ra được môi trường nghiêm túc, nỗ lực của các nhà thầu và chủ đầu tư thúc đẩy sự hợp tác của các nhà thầu nhằm mục đích đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng, kỹ mỹ thuật, tiến độ và tài chính dự án. Do đó nó đảm bảo được lợi ích và tính chính đáng cho tất cả chủ đầu tư, chủ công trình lẫn các nhà thầu, giảm nguồn lực xã hội.
Tạo môi trường pháp lý.
Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng.
Thống nhất quản lý thực hiện.
Phát triển đội ngũ nhà thầu.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý có thẩm quyền.
Đảm bảo tính đúng đắn, khách quan và công bằng, cạnh tranh.
Bên cạnh những thành quả khả quan đóng góp đáng kể vào sự phát triển đất nước, ngành Xây dựng trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bức bách mà chúng ta phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa mới có khả năng đạt được như:
Môi trường đấu thầu còn chưa thực sự lành mạnh. Bộ máy quản lý Nhà nước còn can thiệp sâu vào công tác đấu thầu.
Các Công ty thắng thầu chưa thực sự đúng với năng lực của mình.
Các công trình xây dựng bằng ngân sách Nhà nước khó đảm bảo cho công trình được xây dựng liên tục. Do gián đoạn trong việc cung cấp vốn.
Công nghệ Xây dựng nước ta còn lạc hậu ,chưa theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp em được giao là “Lập Hồ Sơ Dự Thầu Công Trình Khu Nhà ở Vĩnh Niệm’
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu vấn đề đấu thầu trong xây dựng, đặc biệt khâu tổ chức thi công xây dựng công trình, đưa công tác tổ chức thi công đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được vật liệu hao hụt trong quá trình thi công, chống lãng phí nhân công nhằm hoàn thành cũng như đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công công trình.
Kết cấu bao gồm:
Phần 1: Một số cơ sở lý luận trong đấu thầu
Phần 2: Tính toán lập hồ sơ dự thầu
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Lập và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật - công nghệ
Chương 3: Lập giá dự thầu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 247
👁 Lượt xem: 3554
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem