Mã tài liệu: 100079
Số trang: 28
Định dạng: docx
Dung lượng file: 92 Kb
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Hiện nay , vấn đề lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam dường như đã được đẩy lùi vào quá khứ - đó là vấn đề của những năm 80 . Nhưng trong hai năm 1999 và 2000 , lạm phát ở mức rất thấp , cùng với mức kinh tế suy giảm , đã trở nên một chủ đề bàn luận sôi nổi giữa các nhà kinh tế trong cả nước ; trong khi dó , các nhà điều hành chính sách lại có phần lo ngại ...
Như chúng ta đã biết: kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư là bốn mục tiêu kinh tế của mọi quốc gia. Bốn mục tiêu trên đều là những mục tiêu cơ bản và có quan hệ chặt chẽ với nhau giống như bốn đỉnh của một tứ giác: tứ giác kinh tế.
Trong bốn mục tiêu đó thì kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Đối với nước ta thì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là quan trọng nhất, bởi vì nhiều số liệu cho thấy do xuất phát điểm của nước ta thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, do đó nước ta vẫn là nước có nền kinh tế kém phát triển, GDP đầu người mặc dù đã tăng nhưng vẫn còn là một trong vài chục nước có GDP đầu người thấp nhất thế giới. Vì vậy, để rút ngắn khoảng cách thì nền kinh tế nước ta phải tăng trưởng cao, nếu không có một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì không những nước ta không rút ngắn được khoảng cách mà còn đứng trước một nguy cơ lớn nhất trong bốn nguy cơ là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nuớc trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, khi đã tụt hậu xa hơn về kinh tế thì các nguy cơ chệch hướng, diễn biến hoà bình và tệ quan liêu tham nhũng cũng sẽ lớn lên theo vì bốn nguy cơ có tác động quan hệ chặt chẽ và có tác động chi phối lẫn nhau, mặt khác, tăng trưởng kinh tế cao tạo tiền đề cho sự cân bằng cung cầu và do đó có điều kiện để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm cho tích luỹ từ nội bộ kinh tế nâng cao, mức sống góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, đồng thời tăng trưởng kinh tế cao cũng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu tích luỹ đầu tư, giảm bớt nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanh toán. Nếu như nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao là mục tiêu quan trọng nhất thì lạm phát thấp lại là mục tiêu quan trọng thứ hai lạm phát không những tác động trực tiếp đến tiêu dùng và đời sống của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến người sản xuất, kinh doanh, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phần lớn các nhà kinh tế đều cho rằng ổn định lạm phát ở mức thấp nhất là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi để khuyến khích tiết kiệm, mở rộng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cán cân thanh toán là quan hệ thuận chiều, thì quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là quan hệ khó nhận biết, lúc thuận, lúc nghịch. Trong một thời gian dài việc kiềm chế lạm phát được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Chính phủ. Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên từ năm 1999 trở đi chúng ta lại phải đối phó với một thách thức mới: lạm phát ở mức rất thấp điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút. Như vậy, cả lạm phát quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên nếu ta kiểm soát được lạm phát thì nó lại có tác dụng tích cực, thúc đẩy nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia . Muốn làm được điều này chúng ta phải hiểu rõ: lạm phát là gì? Nó để lại những hậu quả gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay ra sao? Và để tăng trưởng nền kinh tế chúng ta phải làm gì ? ...và đây cũng chính là nội dung của bài viết này. Do trình độ và thời gian có hạn cho nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để những bài viết sau của em đạt được kết quả tốt hơn.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về lạm phát
Chương II: Thực trạng kiểm soát lạm phát Việt Nam
Chương III: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem