Mã tài liệu: 90780
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 236 Kb
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng được đổi mới.
Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Lý luận về kinh tế nhà nước là một trong những vấn đề lý luận kinh tế trung tâm của các đảng cộng sản. Nhất là trong giai đoạn lãnh đạo đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay lý luận đó vẫn mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả về nhận thức lý luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam thì kinh tế nhà nước là một bộ phận có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước thì khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ yếu có vị trí đặc biệt. Nhưng thực trạng của khu vực doanh nghiệp nhà nước của nước ta hiện nay thì chưa thể hiện được vai trò then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế, một số ngành, một số lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước không năng động bằng khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khâu tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhà nước chưa thật hợp lý. Vậy để doanh nghiệp nhà nước có thể thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân thì vấn đề tất yếu là ta phải tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp cho thật hợp lý
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I Một số vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước
Chương II : Thực trạng DNNN ở nước ta hiện nay
Chương III: Phương hướng và các giải pháp đổi mới DNNN trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16