Mã tài liệu: 90594
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file: 107 Kb
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Ngày 9/01/2001, Tổng thống Ecuador chấp nhận đồng dollar Mĩ (USD) là một công cụ tiền tệ chính thức, hợp pháp.
Ngày nay, trong một thời đại phát triển như vũ bão với sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại thế giới, hầu hết các nước trên thế giới đều có nhu cầu về một đồng tiền mạnh (USD là một trong số đó). Và vì vậy những sự kiện về việc phá giá đồng tiền nước nào đó so với đồng USD hay chấp nhận USD được lưu hành một cách rộng rãi trên đất nước đó không còn là quá xa lạ với chúng ta. Người ta gọi hiện tượng đó bằng thuật ngữ “Dollar hoá”, song để hiểu được bản chất cũng như mặt tích cực hay tiêu cưc của nó hoàn toàn không phải vấn đề đơn giản.
Với vị thế của một nước đang phát triển, Việt Nam đang vấp phải bao vấn đề nan giải, khó khăn trong đó có vấn đề về đồng vốn đầu tư. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước để góp phần thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước đã làm cho luồng vốn ngoại tệ chảy mạnh vào trong nước. Thêm vào đó, tâm lý ưa chuộng đồng USD của người dân Việt Nam khiến đồng USD ngày càng bành trướng và việc sử dụng USD trong các giao dịch hàng ngày ngày càng phổ biến. Nếu cứ sử dụng USD ngày một nhiều hơn trên thế giới, đồng tiền này sẽ trở thành quốc tế hoá mạnh hơn trong điều kiện toàn cầu hoá. Chúng ta đang xúc tiến quá trình hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ được vị thế của một nưóc độc lập, có chủ quyền riêng. Thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng dollar hoá, mà cụ thể hơn là dollar hoá tiền gửi, bởi một vài năm gần đây các Ngân hàng ứ thừa vốn ngoại tệ không cho vay được trong khi nền kinh tế đang cần vốn đầu tư phát triển là một thực trạng đáng buồn.
Các nhà kinh tế hàng đầu thế giới cho rằng: Các nước đang phát triển nên dollar hoá nền kinh tế hoàn toàn hay một phần tức là sử dụng song song cả USD và nội tệ. Dollar hoá sẽ cho chúng ta thấy những lợi thế: Tránh khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng cán cân thanh toán. Song dollar hoá như một lẽ tự nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân.
Đứng trước một vấn đề gay gắt và nóng bỏng, lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố tâm lý, ngành Ngân hàng cũng như các ngành khác cần nỗ lực phấn đấu trong quá trình chống dollar hoá.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I. Vài nét về Dollar hoá và thực trạng Dollar hoá ở Việt Nam
Phần II. Nguyên nhân của tình trạng Dollar hoá và những ảnh hưởng của Dollar hoá đến nền kinh tế Việt Nam
Phần III. Các giải pháp và kiến nghị.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 2447
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16