Mã tài liệu: 25122
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file: 214 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Việt Nam là một quốc gia có nguồn lao động trẻ và dồi dào với trên 85 triệu dân. Sau Đại Hội VI năm 1986 chủ chương đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đi đối với mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đã có rất nhiều biện pháp được đề ra nhằm giải quyết vấn đề trên, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những biện pháp giải quyết việc làm được nhiều nước đang páht triển trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá và phân công lao động xã hội, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến với việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Đây là một yếu tố khách quan và đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Thông qua xuất khẩu lao động các nước không chỉ giảm bớt gánh nặng việc làm mà còn làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động, và gia đình họ. Đối với Việt Nam, XKLĐ cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại và xu hướng chung nhằm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động nói riêng có sự chuyển đổi rõ rệt.
Tuy nhiên, XKLĐ đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập được giải quyết như: chất lượng lao động đi xuất khẩu còn hạn chế, hành lang pháp lý để tạo điều kiện cũng như bảo vệ người lao động chưa thật sự được quan tâm thoả đáng, hiện tượng lừa đảo, bóc lột người lao động vẫn xảy ra nhiều... Đây là những bất cập đang tồn tại đòi hỏi các cơ quan chức năng phải vào cuộc một cách tích cực và quyết liệt để phát triển hoạt động SXKD trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế... Đó cũng là lý do em muốn tham đóng góp ý kiến của mình về lĩnh vực XKLĐ Việt Nam nhằm giảm bớt những tồn tại đang diễn ra. Do vậy, em chọn đề tài: "Xuất khẩu lao động Việt Nam, giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" để làm đề án chuyên ngành của mình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 942
⬇ Lượt tải: 17