Mã tài liệu: 26848
Số trang: 68
Định dạng: docx
Dung lượng file: 310 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Ngày nay, khi toàn cầu hoá không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một quá trình vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề tất yếu đối với mọi khu vực và mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các quốc gia phát huy được lợi thế so sánh của mình thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, của mạng lưới công nghệ thông tin đã khiến người tiêu dùng xích lại gần nhau hơn và vai trò của xuất khẩu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đặc biệt với các nước đang phát triển. Việt Nam là một quốc gia còn rất non trẻ trong tiến trình thâm nhập thị trường quốc tế, sức cạnh tranh còn yếu kém, kinh nghiệm ít ỏi. Vì vậy chiến lược “hướng vào xuất khẩu” là chiến lược cơ bản mang tính chất cốt lõi trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 75% dân số sống ở khu vực nông thôn với sản xuất nông nghiệp là ngành nghề chính. Vì vậy, việc tìm đầu ra cho hàng nông sản là một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, xuất khẩu nông sản là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và toàn xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá là xu hướng đặc thù của sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay, nông nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà phải mở cửa cùng hội nhập với các nước. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và thu được những thành tựu đáng khích lệ, một trong những số đó là thị trường Liên minh Châu Âu (EU).
Thị trường EU là một thị trường lớn và tiềm năng đới với hàng nông sản xuất khẩu nước ta. Tuy nhiên, EU lại là thị trường rất khó tính và có độ rủi ro cao, hơn nữa hàng nông sản vào EU còn bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nông sản Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…Thực tế là kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua vẫn ở mức khiêm tốn, chưa phản ánh đúng tiềm năng. Vì vậy để phát huy lợi thế và khẳng định được vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU chúng ta phải có những chiến lược và sách lược cụ thể.
Nhằm góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào EU em đã chọn “Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU_Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1 : Vai trò và tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU.
Chương 3 : Một số giải pháp mở rộng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 99
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16