Mã tài liệu: 56749
Số trang: 43
Định dạng: docx
Dung lượng file: 353 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và phấn đấu đến năm 2010 đưa mức GDP tăng lên gấp đôi năm 2000, tương đương mức 7- 8%/năm. Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với kinh tế Việt Nam. Theo tính toán sơ bộ, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP một năm như mục tiêu đã đề ra, trong giai đoạn từ 2001- 2005 cần đầu tư khoảng 830 đến 850 nghìn tỷ đồng(giá tính năm 2000), tương ứng với 59-61tỷ USD. So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thì con số này thực sự là khổng lồ, vì vậy chúng ta phải tính đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Về nguyên tắc, muốn tích luỹ vốn chúng ta phải tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệt, nhưng thu hút đầu tư từ bên ngoài là một cách tạo vốn tích luỹ nhanh mà các nước đi sau có thể làm được. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng to lớn, nó đã và đang trở thành xu hướng của thời đại. Đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, từ một điểm xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn bổ sung vốn đầu tư, là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhận thức đúng vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Phương châm của chúng ta là thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác đầu tư nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẵn nhau. Chính phủ Việt Nam coi vấn đề huy động và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất. Trong phạm vi nhất định có thể nói rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục và lâu dài mà Việt Nam đang theo đuổi, tại điểm xuất phát thấp hiện tại, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giải quyết nhiệm vụ nói trên.
Quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội là mội xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội, trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của LLSX. Xu hướng này đã lôi kéo tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không cũng phải từng bước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế.
Kể từ khi xuất hiện cách đây hàng thế kỷ, trải qua quá trình phát triển đầy biến động, mặc dù có nhiều thay đổi nhưng hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng phát triển. Số lượng vốn ĐTNN ngày càng tăng lên mạnh mẽ, hình thức đầu tư phong phú, đa dạng và ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động này với cả tư cách là ngườn đầu tư và người nhận đầu tư.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và bằng những kinh nghiệm rút ra từ nhiều nước trên thế giới, chúng ta đã khẳng định được rằng những tác động kinh tế của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với các nền kinh tế của nước nhận đầu tư là rất to lớn. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển nơi có những tiềm năng to lớn về lao động, tài nguyên nhưng không có điều kiện khai thác. Đối với các nước này, khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế quốc dân là thiếu vốn và kỹ thuật-công nghệ. Sự khát khao đầu tư từ phía các nước đang phát triển đã gặp được nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của nhiều nước trên thế giới. Sự kết hợp hai nhu cầu ấy lại với nhau đã mang lại sự “thoả mãn” cho cả hai phía.
Do hoàn cảnh mà Việt Nam tham gia hoạt động sôi động này của thế giới có hơi muộn một chút. Sau ngay thống nhất đất nước, trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, chúng ta đã nhân thức được vai tròg to lớn của đầu tư nước ngoài và mặc dù còn nhiều khó khăn và trở ngại, lớn nhất là trở ngại về nhận thức, tháng 4/1977 chúng ta đã cho ra đời một bản điều lệ về ĐTNN vào Việt Nam. Nhưng đáng tiếc chúng ta đã không có điều kiện để thực hiện, và bản điều lệ năm 1977 chỉ còn là một tín hiệu mờ nhạt. Phải sau đó 10 năm 12/1987 Bộ Luật đầu tư nước ngoài mới được ban hành và đã mở ra một trang sử mới cho hoạt động ĐTNN vào Việt Nam.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào sự phát riển kinh tế ở Việt Nam, ý nghĩa của đầu tư FDI không chỉ dừng lại ở những thống kê, mà điều quan trọng là từ một “cú hích” ban đầu, FDI đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, và các vấn đề xã hội khác. Từ đó giúp cho kinh tế việt Nam thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Khi thực hiện hợp tác đầu tư với nước ngoài, chúng ta cũng không trách khỏi những mất mát, thiệt hại. Cái giá phải trả cho việc “mượn sức người” có thể rất lớn nếu chúng ta non kém về trình độ hay mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình quả lý và điều hành vĩ mô. Ngược lại chúng ta có thể hạn chế được những tác hại của đầu tư FDI nếu chúng ta biết khôn khéo và sử lý tốt tình huống và phải có khả năng để thực hiện quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Cơ hội thu hút ĐTNN của Vịêt Nam trong những năm tới là rất thuận lợi, chúng ta có cả những lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối. Nhưng để thực hiện thành công chiến lược thu hút và sủ dụng FDI yêu cầu chúng ta phải giải quyết những vấn đề bức xúc như việc cải thiện môi trường pháp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài… và phải vượt qua được những thách thức đang đặt ra trước chúng ta.
Bằng sự nổ lực của chính mình đồng thời phải khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, trong đó có phần chủ yếu là FDI, sẽ cho phép chúng ta thực hiện thành công những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đặt ra cho giai đoạn đến năm2020.
Đề án được chia làm 3 phần như sau:
Chương I: Lý luận về vai trò của FDI với phát triển kinh tế.
Chương II: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam.
Chương III. Giải pháp nâng cao vai trò của FDI với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Phần III: Kết luận
Phần I: lời mở đầu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16