Mã tài liệu: 57824
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file: 237 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Dệt may là một trong những ngành sản xuất vật chất có truyền thống lâu đời. Từ xa xưa ông cha ta đã biết trồng dâu nuôi tằm để ươm tơ dệt lụa. Con người Việt Nam lại thông minh, sáng tạo, với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm dệt may đậm đà bản sắc dân tộc.
Là hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, hàng năm ngành dệt may có những đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Ngày nay ngành may mặc đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu á có nhân công rẻ. Khối lượng hàng may mặc mà các nước phát triển nhập khẩu từ các nước Châu á đang tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây. Việt Nam lại nằm trong khu vực có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, đồng thời có nhiều ưu thế về nguồn nhân công, về vị trí địa lý có thể phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
Được xếp vào một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, ngành may mặc đã và đang đem lại những thành tựu rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về thị trường, nguyên nhiên vật liệu nên ngành vẫn chủ yếu dựa vào gia công xuất khẩu là chính.
Đây thực sự là giải pháp bước đầu cho ngành may mặc. Và thực tế sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trong những năm gần đây đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng đó. Hoạt động xuất khẩu đang được các doanh nghiệp trong nước và các nước tư bản phát triển quan tâm đúng mức bởi nó có những ưu thế như: đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, không khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm,... Song bị động, sản xuất phụ thuộc người đặt hàng và hiệu quả kinh tế chưa cao so với xuất khẩu trực tiếp,... vẫn là những yếu điểm của ngành.
Vì vậy, ngành may mặc không thể chỉ dừng lại ở xuất khẩu mà phải dần từng bước chiếm lĩnh thị trường, tiến tới chuyển sang hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi với phương thức này, hiệu quả xuất khẩu của ngành may mặc sẽ tăng lên rõ rệt.
Để đạt được điều này, mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực, cố gắng hết mình, chủ động tìm kiếm bạn hàng, thị trường,... đồng thời Nhà nước và các địa phương phải có những chính sách, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích để ngành may mặc Việt Nam đảm nhận được trọng trách là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn.
Đề tài gồm 3 phần sau:
Chương I: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngành may mặc tại Việt Nam trong thời gian qua.
Chương II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 15
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 100
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16