Mã tài liệu: 259503
Số trang: 92
Định dạng: doc
Dung lượng file: 798 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một ngoại lệ. Hoà vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh, tiến kịp thời đại thì Việt Nam cần phải phát huy những lợi thế vốn có của mình. Là một quốc gia có dân số khoảng trên 80 triệu, thu nhập bình quân đầu người thấp thì lợi thế lớn nhất đối với Việt Nam là có một lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Bởi vậy, phát triển công nghiệp dệt may trong giai đoạn đầu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong xã hội, xuất khẩu hàng dệt may còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Hàng dệt may hiện đang đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, sau dầu thô. Trong năm 2003, hàng dệt may xuất khẩu tăng 30,8%, kim ngạch tăng khoảng 850 triệu USD đưa hàng dệt may trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam. Trước mắt việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ còn gặp nhiều khó khăn như chất lượng hàng hoá chưa ổn định cộng với việc chưa am hiểu luật pháp kinh doanh cũng như phong tục, tập quán của thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng trở ngại lớn nhất vẫn là việc hàng dệt may của Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ. Nhưng dù sao hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 là một cơ hội mới, to lớn cho ngành dệt may nước ta vì đây là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Do vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu để phát triển sản xuất, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và ổn định xã hội.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam .
Chương II: Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ.
Chương III: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương IV: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17