Mã tài liệu: 217156
Số trang: 134
Định dạng: doc
Dung lượng file: 712 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài.
Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22, 178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”[22, 334]. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử.
Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), . Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức.
Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại, ., nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam, . Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh làm Trưởng ban. Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên hai phương diện. Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điện tử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp . Phương diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sự phát triển thương mại điện tử.
Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam. Qua đó, phân tích những biến chuyển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa". Dựa trên cơ sở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệm quốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể là Trung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp duy vật.
Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp trừu tượng hóa.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài:
- Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử.
- Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiện cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3 tiết.
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1671
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 20