Mã tài liệu: 20765
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file: 421 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng và lạm phát trong nước cao, xuất khẩu được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế. Trong hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản là mặt hàng rất quan trọng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với vị trí thứ 4 trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chính sau dầu thô, dệt may và giày dép. Với bờ biển dài trên 3000km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phà, cửa sông. Đó là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới, nguồn nhân lực dồi dào, và trình độ dân trí khá, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản một cách thuận lợi.
Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều nước và vùng lãnh thổ. Trong các thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Singapore, thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, bao bì mẫu mã đẹp mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.
Mặc dù tại thị trường này, chúng ta giành được những thành công nhât định trong xuất khẩu nhưng đây cũng chính là thị trường mà hàng thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất.
Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của nước ta với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Đồng thời, nó cũng đặt ra cho ngành thủy sản yêu cầu cần có sự nghiên cứu và đề ra những giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản.
Thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của nước ta, đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nhật trong những năm tới. Đề tài : "Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản" nhằm góp phần nghiên cứu và xác định những căn cứ quan trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này; trên cơ sở đó, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 16