Mã tài liệu: 56784
Số trang: 15
Định dạng: docx
Dung lượng file: 183 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một tất yếu khách quan, một nhu cầu của sự phát triển. Nền kinh tế thế giới đã, đang và sẽ có những thay đổi to lớn với xu hướng nổi bật là toàn cầu hóa nền kinh tế, tự do hóa nền thương mại thế giới. Xu thế hội nhập trở thành một lực hút khách quan cuốn theo nó tất cả các quốc gia trên thế giới, không ai có thể đứng ra ngoài hoặc đi ngược lại dòng chảy này nếu muốn đạt được mục tiêu tiến bộ và tăng trưởng bền vững.
Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO, với tư cách là một định chế đa biên thay cho Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) và các tổ chức đa phương khác, một mặt đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác cho phép tổ chức lại thị trường thế giới nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa. WTO là định chế mang tính toàn cầu, là cơ sở cho các tổ chức khu vực xây dựng tiến trình tự do hóa thương mại, dịch vụ và đầu tư. Các tổ chức kinh tế khu vực đều lấy nguyên tắc WTO làm nền tảng tập trung giải quyết vấn đề thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã luôn tích cực chuẩn bị để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 7.11.2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc tham gia vào WTO mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường và khả năng huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời cũng đặt Việt Nam trước nhiều thách thức trong việc tận dụng các cơ hội và khả năng này. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn ở mức rất thấp. Việc thực hiện các nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhất là nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) đối với tất cả các nước thành viên WTO sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức hết sức gay go.
Gia nhập WTO là một bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam có phát triển mạnh mẽ, vượt bậc hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nắm bắt và phát huy hiệu quả những cơ hội mới, đồng thời hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của quá trình hội nhập.
Chúng ta có thể nhận thấy các quy tắc và luật lệ của WTO là hết sức khắt khe và ở một trình độ cao. Trong khi đó, Việt Nam gia nhập từ một xuất phát điểm rất thấp của nước đang phát triển: sản xuất nhỏ là chính, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung còn yếu kém. Vì vậy, thách thức của hội nhập đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam hết sức gay gắt, trong đó vấn đề bức xúc nhất vẫn là năng lực cạnh tranh.
Nhận thức được thực tế khách quan về trình độ phát triển của các nước đang phát triển, WTO cũng dành riêng cho các nước này những ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Vì vậy, một mặt chúng ta phải tận dụng những ưu đãi này, mặt khác phải chủ động tự điều chỉnh chính sách, chiến lược kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên lợi thế sẵn có của mình.
Dù thách thức trước mắt còn rất lớn, nhưng cũng có thể nhận thấy một thực tế là hơn 2/3 trong tổng số thành viên của WTO đều là các nước đang phát triển cũng có hoàn cảnh tương tự Việt Nam. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể tin tưởng rằng với sự chủ động của các doanh nghiệp kết hợp với hỗ trợ tích cực của Chính Phủ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội mới để hội nhập thành công với trào lưu phát triển chung của thế giới.
Đề tài gồm 3 phần sau:
Chương I. Tổ chức thương mại thế giới.
Chương II. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO.
Chương III. Một số giải pháp, kiến nghị để vượt qua thách thức.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 19