Mã tài liệu: 253734
Số trang: 37
Định dạng: doc
Dung lượng file: 225 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên nhiên như đất đai điều kiện khí hậu, môi trường Đây cũng là lĩnh vực bị bóp méo thương mại nhiều nhất trong thương mại toàn cầu. Do đó, ngày nay, xu thế bảo hộ và trợ cấp nông nghiệp tăng theo trình độ phát triển kinh tế. Điều này đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như khuyến khích sản xuất trong nước quá mức, tác động tới giá thế giới, làm mất tính cạnh tranh dẫn tới thị trường nông sản thế giới bị bóp méo Các chuyên gia ước tính trung bình thuế quan về nông sản cao gấp 3 lần những mặt hàng khác. Do yêu cầu cấp thiết cần có một quy định chung cho thị trường nông sản, hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời.
Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) là một văn bản quan trọng đầy đủ các họat động liên quan tới thương mại nông sản.
Nhiều người đều biết sản xuất và thương mại nông sản tại nhiều nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển không chi mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị và xã hội. Do đó, các nước này có xu hướng bảo hộ cao cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Hiệp định Nông nghiệp WTO ràng buộc các nước từng bước cam kết cắt giảm bảo hộ và làm cho thương mại nông sản công bằng hơn. Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới và có tới 70% lực lượng lao động sống bằng nghề nông, vì vậy việc tìm hiểu thấu đáo các nguyên tắc và quy định trong hiệp định Nông nghiệp WTO là hết sức cần thiết để một mặc xúc tiến tốt thương mại nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và quan trọng hơn là để tránh bị áp đặt những biện pháp hạn chế khả năng tiệp cận thị trường đối với hàng nông sản của ta.
NỘI DUNG
I. Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO
[*]Giới thiệu chung
Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture, viết tắt là AoA) là một trong các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động. AoA tượng trưng cho sự chấm dứt một thời kỳ mà các chính sách nông nghiệp được xây dựng độc lập với GATT.
Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường sâu rộng. Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Mục tiêu trên xuất phát từ việc Nông sản là mặt hàng “nhạy cảm” trong thương mại do thương mại Nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận đông đảo dân cư vốn có thu nhập thấp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập.
Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trên, Hiệp định có đề cập đến 2 công cụ chủ yếu nhằm cho phép các quốc gia hạn chế thỏa thuận mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho hàng Nông sản mà các nước là thành viên WTO đã ký kết, bao gồm:
- Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản.
- Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp).
Ngoài ra, khi nhắc đến mở cửa thị trường nông sản tức là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất và thủ tục để hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi. Theo Hiệp định Nông nghiệp, việc mở cửa thị trường nông sản đồng nghĩa với việc: Giảm thuế nhập khẩu (và không được tăng trở lại), giảm và loại bỏ các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu (như hạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế-phí liên quan đến việc nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác, )
Hiệp định cho phép các chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế nông thôn, nhưng nên thông qua các chính sách ít làm biến dạng thương mại. Hiệp định còn cho phép có sự linh động trong việc thực thi các cam kết của Hiệp định. Các nước đang phát triển không cần phải giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều như các nước phát triển. Họ cũng có thời gian chuyển tiếp dài hơn để thực hiện các cam kết của mình. Các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định cũng có những điều khoản đặc biệt giải quyết mối quan tâm của các nước phải nhập khẩu lương thực và các nước kém phát triển.
[*]Nội dung chính của AoA
2.1 Các khoản mục trong AoA
Hiệp định AoA gồm 13 phần, 21 điều khoản và 5 phụ lục
Phần I: Điều 1: Định nghĩa các thuật ngữ
Điều 2: Diện sản phẩm
Phần II: Điều 3: Xây dựng những nhượng bộ và cam kết
Phần III: Điều 4: Tiếp cận thị trường
Điều 5: Tự vệ đặc biệt
Phần IV: Điều 6: Cam kết về hỗ trợ trong nước
Điều 7: Các nguyên tắc chung về hỗ trợ trong nước
Phần V: Điều 8: Cam kết về cạnh tranh xuất khẩu
Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu
Điều 10: Ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu
Điều 11: Các sản phầm cấu thành
Phần VI: Điều 12: Các quy tắc về hạn chế và cấm xuất khẩu
Phần VII: Điều 13: Kiềm chế cần thiết
Phần VIII: Điều 14: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật
Phần IX: Điều 15: Đối xử đặc biệt và khác biệt
Phần X: Điều 16: Các nước kém phát triển và đang phát triển nhập lương thực chủ yếu
Phần XI: Điều 17: Ủy ban về Nông nghiệp
Điều 18: Rà soát việc thực hiện các cam kết
Điều 19: Tham vấn và giải quyết tranh chấp
Phần XII: Điều 20: Tiếp tục quá trình cải cách
Phần XIII: Điều 21: Điều khoản cuối cùng
Phụ lục
Phụ lục 1: Diện sản phẩm
Phụ lục 2: Hỗ trợ trong nước: cơ sở để miễn trừ cam kết cắt giảm
Phụ lục 3: Hỗ trợ trong nước: cách tình lượng hỗ trợ tính gộp
Phụ lục 4: Hỗ trợ trong nước: tính toán lượng hỗ trợ tương đương
Phụ lục 5: Đối xử đặc biệt theo khoản 2, điều 4
2.2. Nội dung chính
Các quy định và cam kết trong Hiệp định Nông nghiệp được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính được gọi là ba trụ cột (pillars). Đó là:
[*]Tiếp cận thị trường: giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàn nông sản nhập khẩu
[*]Trợ cấp nội địa: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình tương tự khác, bao gồm cả các chương trình kích thích tăng giá nông sản do các trang trại bán ra hoặc các chương trình đảm bảo thu nhập cho người nông dân.
[*]Trợ cấp xuất khẩu: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 16