Mã tài liệu: 217181
Số trang: 83
Định dạng: doc
Dung lượng file: 606 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ nhiều năm nay, Đảng ta đã chủ trương "làm bạn với tất cả các nước", tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với tất cả các quốc gia ở mọi châu lục, đặc biệt là các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam .
Thực hiện chủ trương trên, hơn 10 năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển.
Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 4, 540 tỷ USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Con số này sẽ tăng nhanh trong năm 2004 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 và 10 tỷ USD vào năm 2010.
Có được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp cả hai nước trong hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong hoạt động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước, nhiều tồn tại vẫn nảy sinh như: Tình trạng buôn lậu vẫn tồn tại và có dấu hiệu gia tăng; vẫn còn nhiều hàng giả, hàng chất lượng thấp của Trung Quốc tràn vào Việt Nam; hàng hoá của Việt Nam ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới đã trở thành hiện tượng phổ biến .Những tồn tại nêu trên không chỉ làm ảnh hưởng mà còn cản trở sự phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên trong phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung nhất là trong điều kiện Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO và các thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng lớn là hết sức quan trọng và cần thiết.
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung".
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nư¬ớc :
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, bài viết của các tác giả trong và ngoài n¬ước phản ánh hoạt động thư¬¬ơng mại qua biên giới Việt - Trung nhìn dư¬ới nhiều góc độ khác nhau như: “Buôn bán qua biên giới Việt nam - Trung quốc. Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng.TS. Nguyễn Minh Hằng - Viện Kinh tế thế giới; “Một số vấn đề về phát triển th¬ương mại quốc tế vùng biên giới phía Bắc” của TS. Nguyễn Công Hoàn - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; “Đổi mới quản lý Nhà nư¬ớc về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc” của TS. Lư¬ơng Đăng Ninh - Viện Nghiên cứu Th¬ương mại .
Tuy vậy, hiện vẫn chư¬a có công trình nào nghiên cứu có tính hệ thống về quan hệ th¬ương mại qua biên giới Việt-Trung. Tính mới mẻ của đề tài là ở chỗ phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển quan hệ thương mại qua biên giới Việt-Trung trên cơ sở các lý thuyết lợi thế so sánh và thuế quan. Đây là cơ sở lý luận cơ bản, góp phần hình thành tính hệ thống trong nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung, từ đó thúc đẩy phát triển quan hệ th¬ương mại Việt Nam - Trung Quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng hoạt động th¬ương mại qua biên giới Việt - Trung từ 1991 đến nay và những ảnh hư¬ởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả n¬ước và của các tỉnh biên giới Việt - Trung.
- Kiến nghị các giải pháp để phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa hai n¬ước.
4. Đối tư¬ợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối t¬ượng nghiên cứu:
- Hoạt động th¬ương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung.
- Các chính sách, cơ chế của Chính phủ Việt Nam đối với việc phát triển hoạt động th¬ương mại qua biên giới Việt - Trung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Do giới hạn về nhiều mặt, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một trong bốn lĩnh vực chính chịu sự điều chỉnh của Luật Thư¬ơng mại là thương mại hàng hoá (xuất nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như¬¬: Thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các biện pháp đầu t¬¬ư có liên quan đến th¬ương mại chỉ đề cập đến d¬¬ưới góc độ có liên quan và hỗ trợ cho hoạt động th¬ương mại hàng hoá.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung giai đoạn 1991 - 2003.
- Các chính sách hiện hành của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động th¬ương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai n¬ước.
5. Phư¬ơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các ph¬ương pháp cơ bản đư¬ợc áp dụng trong nghiên cứu kinh tế là phư¬ơng pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phư¬ơng pháp nghiên cứu khác nh¬ư:
- Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với điều tra, khảo sát thực tế.
- Sử dụng phư¬ơng pháp thống kê.
- Kết hợp mô hình phân tích, so sánh và dự báo kinh tế với phư¬ơng pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Tổng kết một cách hệ thống thực trạng quan hệ thư¬ơng mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung; phân tích và đư¬a ra những đánh giá đúng về ảnh h¬ưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Ьưa ra định hư¬ớng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động thư¬ơng mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung trong điều kiện Trung Quốc là thành viên của WTO và Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc mà trọng tâm là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đ¬ược kết cấu gồm 3 chư¬ơng:
Chư¬ơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thương mại hàng hoá qua biên giới Việt-Trung
Chư¬ơng 2: Thực trạng của th¬ương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trung giai đoạn 1991 - 2003
Ch¬ương 3: Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động th¬ương mại hàng hoá qua biên giới Việt - Trun
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 132
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16