Mã tài liệu: 21437
Số trang: 42
Định dạng: docx
Dung lượng file: 390 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên hết sức sôi động. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức độ hấp dẫn và chỉ số phát triển cao nhất thế giới trong năm 2008. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành chiếc bành ngọt hấp dẫn của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp trong nước đang như ngồi trên đống lửa, loay hoay tìm cách để không bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà. Việc mở cửa thị trường bán lẻ vào đầu năm 2009 là cuộc cạnh tranh vừa có lợi ích mà cũng lắm nguy cơ. Lợi ích thấy rõ nhất đó là tăng tính hiệu quả cho hoạt động bán lẻ. Còn nguy cơ thì rất lớn, đó là hàng hiệu cao cấp xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần và lợi thế cạnh tranh của nhà phân phối nội địa. Nhà sản xuất, phân phối và các thương hiệu yếu sẽ bị loại bỏ. Trong khi đó thị trường nội địa thì rất nhỏ bé, manh mún, thiếu tính liên kết.
Cửa hàng tiện ích là loại cửa hàng nhỏ, kinh doanh theo phương thức hiện đại, lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động. Một mặt, loại cửa hàng tiện lợi này có ưu điểm hơn các siêu thị về vấn đề đầu tư mặt bằng, vốn…mặt khác, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại đang thay đổi của người dân, vừa phù hợp với thói quen đi mua hàng ở tạp hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt, loại hình cửa hàng tiện ích này vẫn còn nhiều đất để phát triển, tiềm năng phát triển rất lớn. Việc xây dựng mô hình cửa hàng tiện ích đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay là rất cần thiết để có thể lấp kín những khoảng trống thị trường, đồng thời tạo nên một lực lượng tương quan mới đối trọng với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ bước chân vào Việt Nam.
Nắm bắt được điều này, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam bùng nổ từ năm 2006 và phát triển mạnh mẽ từ năm 2007. Tuy nhiên, hầu hết việc kinh doanh lại không mấy hiệu quả. Trong khi hiện nay, nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới vẫn đang có các hoạt động xúc tiến chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vậy phải chăng, các doanh nghiệp trong nước đã không có được một hướng đi đúng đắn cho loại hình kinh doanh hiện đại này
Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình cửa hàng tiện ích
Chương II.Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 99
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1856
⬇ Lượt tải: 21